Cơ quan hỗ trợ chính sách Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC (PSU) vừa giới thiệu Báo cáo về các xu thế ở khu vực APEC với chủ đề "Toàn cầu hóa: Tốt-Xấu và vai trò của chính sách”.
Hội nghị các quan chức cấp cao APEC lần thứ hai (SOM 2) khai mạc sáng nay tại Hà Nội |
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cấp cao (SOM 2) và các cuộc họp liên quan diễn ra tại Hà Nội, sáng 17/5, ông Denis Hew, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC nhấn mạnh, toàn cầu hóa và thương mại quốc tế đã đóng góp vào việc gia tăng mạnh mẽ thịnh vượng và phúc lợi của nhân loại trong 50 năm qua. Việc trao đổi hàng hóa, công nghệ và thông tin như: quá trình toàn cầu hóa đã cải thiện một cách sâu rộng mức sống, giảm nghèo trên toàn thế giới.
Lạc quan về tăng trưởng
Một trong những đóng góp thiết thực nhất của toàn cầu hóa đối với việc cải thiện đời sống con người là vấn đề thương mại về vaccine. Từ năm 1998 đến năm 2015, các thuế quan đối với vaccine đã giảm, tốc độ tăng trưởng của thương mại về vaccine đạt mức trung bình 24% mỗi năm.
Báo cáo của Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC cho thấy, năm 2016, tăng trưởng của APEC đạt 3,5%, giảm nhẹ so với GDP của năm trước là 3,6%. Tiêu dùng của chính phủ và tư nhân tại các nền kinh tế APEC tiếp tục giữ đà là động lực chính cho tăng trưởng của APEC.
Tiêu dùng được thúc đẩy bởi lãi suất thấp, giá các hàng hóa cơ bản cũng ở mức thấp, chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các chính phủ thông qua các biện pháp tài chính, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.
Bên cạnh đó, tăng trưởng thương mại của khu vực APEC bắt đầu được cải thiện từ giữa năm 2016. Trong cả năm 2016, kim ngạch trung bình của xuất khẩu hàng hóa trong APEC giảm 4,1%, thấp hơn mức giảm 8,7% năm 2015. Nhập khẩu có chung xu hướng này. Thương mại APEC được cải thiện nhờ thương mại toàn cầu năm 2016 tăng trưởng tích cực hơn năm 2015.
Tốc độ tăng trưởng thương mại tăng từ giữa năm 2016 nhờ cầu thế giới, giá các hàng hóa cơ bản tăng cũng như các nhân tố mang tính đặc thù của từng nền kinh tế thành viên trong quá trình đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, các đối tác thương mại.
Dự báo GDP của APEC về ngắn hạn, trong giai đoạn 2017 - 2018, sẽ tăng cao hơn, đạt mức 3,8%, cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Tăng trưởng của khu vực APEC năm 2019 dự kiến đạt 3,7%, bằng mức tăng trưởng toàn cầu.
Tốc độ tăng trưởng của thế giới và APEC có xu hướng tăng trong ngắn hạn nhờ kỳ vọng các hoạt động thương mại, đầu tư sẽ sôi động hơn. Tuy nhiên, còn nhiều bất định đáng kể về thương mại, tiền tệ và chính sách tài chính có thể làm gián đoạn các hoạt động thương mại và đầu tư, và tác động trái chiều đến tăng trưởng kinh tế.
Sự minh bạch và nhất quán của các chính sách kinh tế có thể mang tính quyết định đối với quy mô, chiều hướng tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Về trung hạn, quản lý kinh tế vĩ mô cần được hỗ trợ bởi tái cấu trúc hướng tới thúc đẩy sáng tạo, hình thành những thị trường cạnh tranh hơn, tạo thuận lợi cho mọi thành phần xã hội tham gia, tăng cường tính tự cường về kinh tế, qua đó đóng góp vào mục tiêu của APEC về tăng trưởng bền vững, công bằng và bao trùm.Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn:Triển vọng APEC duy trì mạnh mẽ nhất thế giới
Top đầu thu hút FDI
Theo Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC, 5 trong số top 10 các nền kinh tế hàng đầu thế giới về tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2016 là các nên kinh tế thành viên APEC. Các biện pháp cải tạo thuận lợi cho đầu tư đã thúc đẩy các nguồn vốn FDI đổ vào khu vực APEC.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp gỡ các quan chức cấp cao APEC |
Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC đánh giá, tốc độ tăng trưởng của thế giới và APEC có xu hướng tăng trong ngắn hạn nhờ kỳ vọng các hoạt động thương mại và đầu tư sẽ sôi động hơn, việc áp dụng các biện pháp tài chính nhằm kích thích tăng trưởng, đặc biệt là tại Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Về trung hạn, quản lý kinh tế vĩ mô cần được hỗ trợ bởi tái cấu trúc hướng thúc đẩy sáng tạo, hình thành những thị trường cạnh tranh hơn, tạo thuận lợi cho mọi thành phần xã hội tham gia và tăng cường tính tự cường về kinh tế, qua đó đóng góp vào mục tiêu của APEC về tăng trưởng bền vững, công bằng và bao trùm.
Mặc dù khái niệm "tính báo trùm" của toàn cầu hóa đã được nêu tại các tuyên bố APEC, mà sớm nhất là tại văn kiện về các Mục tiêu Bogor năm 1994, trong những năm gần đây các nhà Lãnh đạo APEC đã đề cao hơn nữa việc bảo đảm tính báo trùm và bền vững của tăng trưởng khu vực. Các nỗ lực về tăng trưởng chất lượng, cải cách cơ cấu, quốc tế hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và phát triển nhân lực đã được thúc đẩy nhằm chia sẻ rộng rãi các cơ hội và lợi ích của toàn cầu hóa đến mọi thành phần trong xã hội.
Tuy nhiên, Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC cũng nhận định, toàn cầu hóa không phải "liều thuốc" để giải quyết mọi bất bình đẳng xã hội; nhưng sự thịnh vượng, thông tin và giao lưu con người có được nhờ quá trình toàn cầu hóa có thể được sử dụng để bảo đảm phân phối một cách công bằng hơn những cơ hội và lợi ích. Theo cơ quan này, bản thân toàn cầu hóa sẽ không dẫn tới một xã hội công bằng và bình đẳng hơn. Để đạt được điều đó, cần tới nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách và ý chí của các chính trị gia để chuyển hóa cơ hội thành hiện thực./.Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai