Báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng - CPI tháng 8 tăng 3,16% so tháng trước, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng 5,19% so tháng 12/2012.CPI tháng 8 của Hà Nội tăng cao được lý giải là do việc tăng giá dịch vụ khám, chữa bệnh đã khiến nhóm y tế có chỉ số tăng cao. Theo Cục Thống kê Hà Nội, nếu không tăng giá y tế, CPI tháng 8 chỉ tăng 0,59%.Trong tháng 8, riêng nhóm y tế tăng tới 63,94%.Tiếp đến là nhóm giao thông, tăng 1,13% so với tháng trước. Nguyên nhân do giá xăng dầu tăng vào giữa tháng 7.Nhóm có chỉ số tăng cao thứ ba là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, tăng 0,95% so tháng trước, do trong nhóm giá gas và dầu hoả tăng; cùng với giá điện tăng từ 1/8/2013.Cục Thống kê cũng cho biết, chỉ số giá vàng trên địa bàn trong tháng 8 đã tăng 0,69%. Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,16% so tháng trước.Như vậy, nếu so với đầu năm, chỉ số CPI có mức tăng 1,26% và so với cách đây một năm có mức tăng 3,17%.
Cùng ngày 20/8, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cũng công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn đã có mức tăng 0,31% so với tháng trước.
Như vậy, nếu so với đầu năm, chỉ số CPI có mức tăng 1,26% và so với cách đây một năm có mức tăng 3,17%.
Tại TPHCM, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng 0,19%.
Vietnamplus dẫn số liệu của Cục thống kê TP HCM cho biết, nhóm hàng có mức tăng giá mạnh nhất là nhóm giao thông tăng tới 1,24%. Các nhóm hàng khác có mức tăng nhẹ là nhà ở-điện-nước-chất đốt (tăng 0,58%), đồ uống và thuốc lá (tăng 0,28%), văn hóa-giải trí và du lịch (tăng 0,28%), may mặc-mũ nón-giày dép (tăng 0,19%), thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,03%), hàng hóa và dịch vụ khác (tăng 0,03%), thuốc và dịch vụ y tế (tăng 0,02%).
Nhóm hàng bưu chính-viễn thông đứng giá còn nhóm giáo dục giảm 0,01%.Cũng trong tháng này, chỉ số giá vàng đã giảm 0,48% và chỉ số giá đôla Mỹ có mức giảm 0,41%.