Ba kích còn có tên là Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Sáy cáy (Thái), Thao tày cáy (Tày), Ba kích thiên (Trung Quốc)…
Tên khoa học của loại cây này là Morinda officinalis stow, họ cà phê (RUBIACEAE).
Ba kích được coi là loại thảo dược ‘ông uống, bà khen’.
Theo Đông y, ba kích vị cay, chát, ngọt, tính ôn, vào kinh thận. Có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, trừ phong thấp.
Nước sắc ba kích có tác dụng làm hạ huyết áp, tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng của cơ thể, chống viêm.
Ngoài ra, loại thảo dược này còn được dùng để điều trị chứng liệt dương, phụ nữ khó thụ thai…
Cây ba kích mọc nhiều ở Quảng Nam, và ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên,Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá và Nghệ An.
Cây ba kích trồng sau 5 năm có thể thu hoạch được. Thời vụ thu hoạch vào giai đoạn sau khi quả chín (tháng 10- 11).
Nhiều hộ dân ở Quang Nam đã nhân giống sâm ba kích để trồng ở vườn nhà.
Nhiều hộ dân ở Quang Nam đã nhân giống sâm ba kích để trồng ở vườn nhà.
Một vườn ươm cây ba kích ở Tây Giang, Quảng Nam.
Nhiều hộ dân đã nhân giống thành công loại cây này và cho hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân thoát nghèo./.