Sâm Ngọc Linh là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thoạt nhìn rất giống nhân sâm Triều Tiên, nhưng nhìn kỹ sẽ thấy thân rễ có sẹo và các đốt như đốt trúc do thân khí sinh rụng hàng năm để lại nên còn có tên gọi là sâm đốt trúc, sâm K5.
Thủ phủ của loại sâm quý này nằm ở vùng núi rừng Ngọc Linh thuộc địa phận giáp ranh giữa tỉnh Quảng Nam và KomTum.
Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax vietnamensis. Tuy nhiên, người dân gọi loại sâm quý hiếm này bằng nhiều tên khác như sâm trúc, sâm Việt Nam, sâm K5...
Sâm Ngọc Linh được cho là có tác dụng tăng lực, tăng sức bền của cơ thể,  kích thích các hoạt động não bộ, chống suy nhược tinh thần, tốt cho hệ tim mạch…
Ngoài ra, sâm Ngọc Linh còn giúp tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu, chữa bệnh thiếu máu, , giải tỏa stress, chống trầm cảm, tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan, chống xơ gan và giải độc gan, giảm cholesterol, ổn định đường huyết, phòng chống các loại ung thư...
Cây sâm Ngọc Linh với đầy đủ phần rễ, củ và thân, lá
Rễ sâm Ngọc Linh chính là bộ phận có giá trị cao nhất của sâm Ngọc Linh vì nó là nơi tập trung dược chất, thành phần dinh dưỡng nhiều nhất.
Giá của sâm Ngọc Linh mọc hoang dã lên tới hàng trăm triệu đồng/kg.
Giá sâm trồng tại vườn nhà và ươm giống trồng trên núi có giá trị thấp hơn, vài chục triệu 1 kg.
Những điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng đều có liên quan tới chất lượng của sâm Ngọc Linh. Mặc dù hiện nay có một số nơi như ở Đà Lạt hoặc một số tỉnh miền Bắc đã trồng, những chất lượng kém xa Sâm tại núi Ngọc Linh.
Rễ càng lâu năm giá trị càng  cao. Khi cắt mỏng có màu vàng rất đẹp và mùi thơm rất đặc trưng.
Nhiều đại gia cất công săn lùng sâm Ngọc Linh tự nhiên để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, số lượng sâm Ngọc Linh mọc hoang dã rất ít, tìm kiếm khó khăn vì loại sâm này mọc trên đỉnh núi cao.
Sâm Ngọc Linh được ươm giống và nuôi trồng.
Một vườn sâm giống Ngọc Linh.
Rừng sâm Ngọc Linh trên “đỉnh trời” ngàn mét.