Tịnh tâm hướng về cõi phật trong lễ Vu Lan ở Huế
Ở Huế, Vu lan là lễ hội lớn thứ hai sau lễ Phật Đản, là ngày mà nhiều người dân Huế đi thăm mộ và thắp hương cho người quá cố, dù không đông bằng ngày Tết cổ truyền nhưng hết sức trang trọng, thành kính
Mặc dù Vu lan là một lễ hội của Phật Giáo, nhưng đối với đại đa số người dân Cố đô, dù theo đạo Phật hay không, cứ đến ngày 15/7 Ân lịch đều ngưỡng vọng hướng về ngày đặc biệt này
Lễ Vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật Giáo Đại Thừa "Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn", do ngài Trúc Pháp Hộ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời Tây Tấn, tức khoảng năm 750-801 sau Công Nguyên và được truyền từ Trung Hoa vào Việt Nam, không rõ từ năm nào
Chữ Vu Lan, vốn phiên âm từ tiếng Sanscrit: Ullambana, Hán dịch là giải đảo huyền, có nghĩa là “cứu nạn treo ngược”
Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ
Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước
Ý nghĩa của lễ Vu Lan liên hệ đến sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên, vì muốn cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, đã nhờ đến đức Phật và được chỉ dạy rằng phải sắm sửa lễ cúng, nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương vào ngày rằm tháng Bảy mới có thể cứu được mẹ
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời
Cứ đến ngày rằm tháng 7 người dân Huế thường đổ về các chùa để làm lễ , đông nhất vẫn là khu vực tượng Quán Thế Âm Bồ Tát , rất nhiều người đủ các tầng lớp đến để lễ Phật, cùng tưởng niệm đến những bậc sinh thành với một lòng thành kính
Dù gọi là lễ Vu lan hay lễ Xá tội vong nhân thì trên hết, ý nghĩa của ngày Rằm tháng 7 Âm lịch vẫn là hướng về nguồn cội với lòng thành kính của chữ Hiếu
Vì vậy, trong ngày này, mọi lễ nghi đều được tổ chức thực hiện trang nghiêm hoan hỉ khắp các tự viện và tại gia tiên ở Huế
Người Huế gọi tháng 7 Âm lịch là tháng cô hồn, bởi vậy người Huế rất kiêng kỵ trong mọi hoạt động trong những ngày này, đặc biệt là tối ngày 14/7 vì sợ xui xẻo và thường nhắc con cháu những điều cấm kỵ như: Không phơi quần áo vào ban đêm; Người yếu bóng vía, không nên đi chơi đêm; Không hù doạ người khác khiến họ giật mình “hồn bay phách lạc” dễ bị ma quỷ xâm nhập; Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường; Không chụp ảnh vào ban đêm; Không treo chuông gió ở đầu giường…
Những thanh niên đến thắp hương trong lễ vu lan , cầu mong ba mẹ bình an sức khỏe
Mọi lứa tuổi đều 1 lòng thành kính trong lễ vu lan , nhớ về công đức sinh thành
Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát nhân từ
Cùng tịnh tâm hướng về cõi Phật.
CTV Lê Huy Hoàng Hải/VOV.VN