7_abfh.jpg

Vứt vỏ hộp của đồ dùng đắt tiền đúng cách: Giả sử thấy vỏ của một chiếc ti-vi xịn mới toanh, tên trộm sẽ nghĩ đây là căn nhà có “của ăn của để” và liệt nó vào danh sách tiềm năng của mình. Để phòng xa, bạn nên xé những chiếc vỏ hộp này thành các mảnh rời trước khi đem vứt để ngăn ngừa nguy cơ.

Giả vờ: Bạn vừa ra khỏi nhà thì bỗng thấy có tên khả nghi nào lởn vởn trước cửa nhà mình. Có thể chúng đang đợi thời cơ để ra tay. Đừng ngại ngùng, hãy vẫy tay như thể đang chào ai nhìn từ cửa sổ hoặc tầng trên nhà mình để “ra dấu” với bọn trộm rằng nhà bạn vẫn còn người ở nhà trông coi.

Kiểm tra ổ khóa nhà: Trước khi vào nhà, nếu để ý thấy có những vết xước xung quanh ổ khóa, rất có thể đã có kẻ nào âm mưu đột nhập nhà bạn khi bạn đi vắng. Nếu để ý thấy những dấu vết này, hãy cảnh giác để báo với người khác hoặc cảnh sát vì rất có thể tên trộm đang ở trong nhà.

Mở rèm cửa sổ: Rất ít người ở nhà mà đóng kín rèm không cho ánh nắng lọt vào. Nên trước khi ra khỏi nhà, hãy mở tấm rèm một chút vừa đủ để nắng lọt vào, tạo sự nhầm tưởng cho tên trộm rằng bạn vẫn đang ở nhà.

Trồng cây leo trên hàng rào: Nếu nhà bạn có rào vây quanh, hãy trồng những cây leo um tùm để gây khó dễ cho việc đột nhập của tên trộm. Chúng có thể thấy nản chí hoặc mất nhiều thời gian, khi đó cũng ít khả năng đột nhập thành công hơn.

Đừng tiết lộ thông tin cá nhân qua điện thoại: Một số công ty dịch vụ có thể sẽ gọi điện và yêu cầu bạn khai những thông tin cá nhân như chỗ làm, số thành viên gia đình… Nếu không cảm thấy đáng tin, đừng lộ những thông tin này vì biết đâu đây là cách kẻ gian tìm hiểu về “nạn nhân” tiềm năng của mình?./.