Tuyến đường sắt qua địa bàn dân cư thành phố Đà Nẵng dài khoảng 40 km nhưng có đến hàng trăm đường ngang giao cắt, trong đó có 30 đường ngang dân sinh không có rào chắn. Đã có nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra do người đi đường bất cẩn không quan sát khi đi băng ngang đường sắt.

tai-nan-1.jpg
Một điểm "đen" đường ngang qua đường sắt

Từ nhiều năm nay, đường ngang dân sinh giao với đường sắt Bắc - Nam ở khu vực cầu vượt Hòa Cầm, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng là điểm “đen” về tai nạn giao thông.

Chỉ trong 2 tháng đầu năm, tại đây đã xảy ra 2 vụ tai nạn tàu sắt, làm 4 người thiệt mạng. Đường ngang này vừa giao cắt với quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam, lượng người phương tiện qua lại đông đúc, rất nguy hiểm.

Ông Nguyễn Văn Chất, nhà ở gần khu vực đường ngang này cho biết, năm nào ở đây cũng xảy ra vài vụ tai nạn chết người: Toàn bộ dân ở khu vực đây làm công nhân ở khu công nghiệp, cho nên người ta đi qua đi lại rất nhiều, không có gác chắn là nguy hiểm. Có người đi làm ca ba về muộn đi lên đi xuống rất phức tạp. Bởi vì dốc hơi ngặt, tầm nhìn không có cho nên người đi qua đi lại rất nguy hiểm.
Đường ngang qua đường sắt
Tại đường ngang này có một Tổ cảnh giới do Ban An toàn giao thông thành phố Đà Nẵng ký hợp đồng với 4 người dân, có nhiệm vụ đóng mở rào chắn mỗi lần tàu qua lại. Theo đó, hàng ngày họ chỉ thay phiên nhau trực cảnh giới từ 5h – 21h30, hết giờ làm việc, rào chắn tại đây được thả tự do.

Ông Nguyễn Duy Linh, Tổ trưởng tổ cảnh giới tại đường ngang này cho biết, hầu hết các vụ tai nạn giao thông xảy ra nằm ngoài giờ trực.  Đường đó như là đường độc đạo.Do đó, cứ 21h30, chúng tôi về rồi thì vẫn còn lượng người đi. Nếu có vắng thì 12h trở lên. Khi giờ đó đi, người ở xa đến  họ không biết được tình hình ở đó tàu đường sa như thế nào, cứ thấy đường là băng qua thôi.Tại thành phố Đà Nẵng, tuyến đường sắt Bắc -Nam qua địa bàn thành phố còn 30 đường ngang dân sinh không có rào chắn. Đến nay, thành phố đã ký hợp đồng với 27 người, thành lập 10 tổ, tham gia cảnh giới tại 10 đường ngang nguy hiểm. Tuy nhiên, do thời gian trực có hạn nên không hạn chế được tai nạn giao thông.Ông Nguyễn Hữu Cường, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Đà Nẵng cho rằng, khắc phục tình trạng bất cập này, Ban An toàn giao thông thành phố đề nghị địa phương hợp đồng với Tổ cảnh giới kéo dài thời gian cảnh giới đến hết 24h trong ngày.

Đường ngang dân sinh này có Tổ cảnh giới nhưng chỉ hoạt động đến 21h30 trong ngày

Vị trí này chúng tôi cũng đã nhiều lần làm việc với quận Cẩm Lệ cho đóng nhưng mà địa phương và nhân dân chưa đồng tình. Khi nào chúng ta làm được đường gom bên trong thì họ mới đồng tình cho đóng. Như vậy, biện pháp tăng thời gian trực cảnh giới, tôi nghĩ sẽ góp phần hạn chế tai nạn.Việc thành lập tổ cảnh giới tại đường ngang dân sinh qua đường sắt ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã góp phần hạn chế tai nạn giao thông đường sắt. Tuy nhiên, do tổ cảnh giới chỉ làm việc đến 21h30 hàng ngày nên dễ xảy ra những tai nạn đáng tiếc vào ban đêm. Những bất cập này cần sớm khắc phục để đảm bảo an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông./.