Đó là hiện trạng tại Đền Bà chúa kho vào ngày mùng 4 Tết.

Theo BQL Đền Bà chúa kho cho biết, lượng người về đền vào ngày 4 Tết như vậy vẫn chưa phải là đông nhất. Thời điểm này thường chỉ có người dân từ 1 số tỉnh lân cận đổ về. Qua mùng 4 cho đến rằm tháng Giêng, người dân từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đổ về mới khủng khiếp. Lý do bởi thời điểm này nhiều gia đình ở những thành phố lớn còn bận hóa vàng. Trong khi đó, đa số những người buôn bán lớn không thể bỏ việc đi vay lộc ở đây nên chắc chắc sau thời điểm hóa vàng, khu vực này sẽ... sốt xình xịch.

Một số hình ảnh do phóng viên ghi nhận tại đây:

bachuakho1.jpg
Ngay từ cổng đền, không có bất cứ hàng lối nào, ai mạnh người nấy chen. Thậm chí còn có cả những người lập đội bảo vệ mâm cúng đi trước dẹp đường để mâm của nhà mình nhanh chóng lên đến đền
Chui được vào đến khuôn viên đền, các kệ, giá để mâm cúng quá tải, hở chỗ nào lập tức có người kê mâm chỗ đó.
Trong khi đó bên trong đền, không cần biết trái phải, nhường nhịn, trốn tôn nghiêm, người ta cố gắng đến mức tối đa để được gần các ban thờ nhất. Họ chen lấn, xô đẩy, thậm chí nặng lời với nhau chỉ để nhích được từng bước.
Khu vực phát lộc cũng đông không kém. Ai cũng muốn nhận được gói lộc rơi, lộc vãi mang về lấy may nên xếp hàng chẳng khác gì thời mậu dịch.
Khu vực ngoài Đền Bà chúa kho, các hàng bán đồ vàng mã, hoa giả tiến cúng đã ngập tràn lòng đường.
Càng sâu vào trong, dịch vụ viết sớ, bưng lê, sửa lễ, thụ lộc càng nhiều. Sự thèm khát được vay tiền Bà chúa kho khiến dịch vụ làm đồ vàng mã kiếm bộn tiền.
Nắm được tâm lý "đi vay" sẽ dễ tính của khách, chặn ở tất cả các cổng đều có đội ngũ ăn xin xếp thành hàng.
Lên đến cửa đền thì gần như phải nhích từng bước một bởi cửa thì nhỏ, lượng người chen lấn thì quá lớn.
Chui được vào đến khuôn viên đền, các kệ, giá để mâm cúng quá tải, hở chỗ nào lập tức có người kê mâm chỗ đó
Nhiều mâm cúng phải đứng xếp hàng bên ngoài chờ bên trong giãn bớt người.