Gừng được sử dụng trong nhiều hình thức khác nhau của y học cổ truyền. Gừng giúp tiêu hóa, giảm buồn nôn, chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.

Gừng có thể được sử dụng tươi, sấy khô, nghiền thành bột hoặc như một loại dầu hoặc nước trái cây. Gừng còn được thêm vào như một nguyên liệu chế biến món ăn và mỹ phẩm. Gừng còn có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Gừng có thể chữa buồn nôn, đặc biệt là ốm nghén, làm giảm đau nhức khớp xương.

Gừng có đặc tính kháng viêm, có hiệu quả chống lại những cơn đau cơ  bắp do tập luyện.

Một số nghiên cứu cho thấy gừng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm xương khớp. Sự kết hợp của gừng, matit, quế và dầu mè có thể làm giảm đau cứng khớp ở bệnh nhân viêm xương khớp khi bôi tại chỗ.

Gừng đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện các nguy cơ bệnh tim ở những người bị tiểu đường type 2.

Gừng có thể giúp điều trị chứng khó tiêu mãn tính. Gừng làm tăng tốc độ làm rỗng của dạ dày, có lợi cho những người bị khó tiêu và khó chịu ở phần trên dạ dày.

Gừng còn có hiệu quả làm giảm đau bụng kinh ở đầu thời kỳ kinh nguyệt.

Gừng có thể làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol xấu LDL và triglyceride trong máu.

Gừng có thể cải thiện chức năng não và bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer. Gừng tươi cũng có hiệu quả chống lại virus RSV, một nguyên nhân phổ biến của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

45_aybq.jpg

Các hoạt tính sinh học trong gừng tươi có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng,chống lại các vi khuẩn đường miệng có liên quan đến bệnh viêm ở nướu răng, viêm nha chu.