Theo các bác sĩ chuyên khoa gan, người mắc bệnh viêm gan B thường chán ăn, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu vì vậy làm sao để tuy ăn ít nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng gan.

che_do_an_cho_nguoi_viem_ga_jmxa.jpg
Bệnh viên gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khi mắc bệnh viêm gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp, mạn hay thể kéo dài.

Tùy theo mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung triệu chứng sốt nhẹ, cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, có thể có rối loạn tiêu hoá, khi ăn vào cảm thấy khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát.

Dưới đây là chế độ ăn khoa học cho người mắc bệnh viêm gan B

Viêm gan cấp:

Nguyên tắc về nhu cầu: về năng lượng là 25kcal/kg cân nặng/ngày, protid 0,4-0,6 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 10-15% tổng số năng lượng, ăn từ 6-8 bữa/ngày.

Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.300-1.400 kcal/ngày, lượng protid từ 20-30 gam, lipid từ 15-20 gam, glucid 250-280 gam, nước từ 2-2,5 lít.

Viêm gan mạn tính:

Nguyên tắc về nhu cầu: về năng lượng là 35kcal/kg cân nặng/ngày, protid 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày, lipid từ 15-20% tổng số năng lượng, ăn từ 3-4 bữa/ngày.

Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.800-2.000 kcal/ngày, lượng protid từ 50-75 gam, lipid từ 30-40 gam, glucid 310-340 gam, nước từ 1,5-2,0 lít.

Vì tổn thương gan nên người bệnh chán ăn, ăn khó tiêu vì vậy làm sao để số lượng ăn ít, nhưng chất lượng của các chất dinh dưỡng đủ cung cấp nhu cầu cho người bệnh.

Bệnh nhân nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua...; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

 Khi chế biến thực phẩm cần nấu kỹ, dễ ăn và dễ tiêu hóa, ăn nhiều bữa trong ngày. Hạn chế các thực phẩm quá bổ dưỡng, nên ăn ít thịt.

Các thực phẩm chính thích hợp với bệnh nhân viêm gan virus là bột mì, gạo tẻ, đậu tương, đậu đen, đậu xanh,… nhằm duy trì năng lượng cần thiết (cách chế biến có thể làm nấu nhừ, hoặc xay nhuyễn…).

Cần bổ sung các loại vitamin bằng các loại rau - quả giàu vitamin trong các bữa ăn như: bầu, bí, cà chua, bắp cải, cam, quýt, táo...

Không nên ăn các loại thức ăn có nhiều dầu, mỡ, các món ăn chiên rán và các loại hạt nhiều chất béo như lạc, vừng... các thực phẩm này gây trở ngại đến quá trình chuyển hóa chất béo, làm tích mỡ trong gan.

Hạn chế ăn các món cay dễ kích thích như ớt, hồ tiêu, bột cải, tỏi, gừng. Không uống rượu, bia vì đồ uống có cồn./.