America Airlines là hãng hàng không lớn nhất thế giới. Ảnh: AA.

Đó là thông tin do Bloomberg cung cấp dù hãng hàng không lớn nhất thế giới nó rằng chưa có bằng chứng rõ ràng.

Vụ việc xảy ra tại hai công ty vận chuyển và du lịch này là sự nối tiếp vụ xâm nhập gần đây của các hacker có nguồn gốc từ Trung Quốc nhằm vào công ty bảo hiểm Anthem và văn phòng quản trị nhân sự chính phủ (OPM), Bloomberg cho biết hôm thứ Sáu, trích lời một số nguồn tin thân cận với vụ việc.

“Thời gian qua chúng ta đã có những bài học sâu sắc về bảo mật an ninh mạng máy tính”, Sabre nói. “Ở thời điểm này, chúng tôi chưa thể biết liệu vụ tấn công có lấy đi những thông tin nhạy cảm và đã được bảo vệ này, ví như dữ liệu thẻ tín dụng hay thông tin định dạng cá nhân, các cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục.”

Sabre, vốn là một công ty con của American Airlines đã tách riêng từ năm 2000, nhưng vẫn vận hành các địa chỉ IP với đăng ký tên của American Airlines.

Tuy nhiên, người phát ngôn American Airlines, Casey Norton, lại phát biểu, hãng hiện vẫn chưa tìm ra bằng chứng cho thấy dữ liệu khách hàng đã bị truy cập trái phép.

“American Airlines đã làm việc với cá chuyên gia bảo mật bên ngoài và đã tiến hành kiểm tra các chữ ký điện tử, địa chỉ IP và cách thức tấn công. Chưa có bằng chứng cho thấy đây là cuộc tấn công tương tự vào OPM”, Norton cho hay.

Trước đó, các hacker có nguồn gốc từ Trung Quốc được cho đã nhắm bào hệ thống máy tính của hãng hàng không United Airlines và bị phát hiện hồi cuối tháng 5, đầu tháng 6.

“Không phải chỉ vì những gì mà chúng ta thấy hôm nay, mà dựa vào những cuộc tấn công phổ biến thường gặp trong ngành hàng không thương mại, chúng tôi đã phải gia tăng gấp đôi nỗ lực và đưa nhiều chuyên gia bảo mật đến đây để điều tra sự việc và bảo vệ hệ thống”, người phát ngôn của American Airlines, Casey Norton, chia sẻ./.