Sau khi sử dụng điện thoại, máy tính bảng hay máy tính xách tay trong một thời gian, chúng ta thường nâng cấp thiết bị khi tìm thấy sản phẩm phù hợp. Những thiết bị cũ sau đó được bán ra hoặc trao cho người khác, nhưng tại một số thời điểm chúng sẽ được kết thúc quãng đời làm việc.
Chú thích ảnh |
Và bất kể cho dù thiết bị đó có ích đi chăng nữa thì nó cũng phải chịu một "cái chết thảm khốc", đó là đi vào đâu đó, chẳng hạn bãi rác thải điện tử.
Nhằm giảm rác thải điện tử, Apple đã đưa ra những nỗ lực của mình bằng việc tái chế các thiết bị cũ và tái sử dụng những vật liệu mà mình tái chế. Nếu đi vào bất kỳ cửa hàng nào của Apple, bạn có thể gửi cho Apple một sản phẩm cũ hoặc hư hỏng, và công ty của Mỹ sẽ chịu trách nhiệm loại bỏ nó.
Vấn đề là làm thế nào để chương trình tái chế của Apple có hiệu quả? Thông tin này được đưa ra trong báo cáo "Trách nhiệm môi trường" mới nhất từ công ty sản xuất iPhone.
Theo Apple, kể từ khi họ bắt đầu sáng kiến tái chế từ năm 1994, công ty đã thu được khoảng 270.00 tấn rác thải điện tử khỏi các bãi chôn lấp. Chỉ tính riêng trong năm 2015, hãng đã thu được khoảng 40.000 tấn rác thải điện tử. Và ấn tượng hơn, có khoảng 27.000 tấn đã được tái sử dụng.
Hoạt động tháo dỡ iPhone được thực hiện bởi robot Apple Liam:
Những chất thải điện tử mà Apple thu hồi được bao gồm thép, nhựa, kính, nhôm, coban, niken, chì, kẽm, bạc và vàng. Trong số này, vàng được xem là mặt hàng có giá trị nhất để bù đắp chi phí tái chế của Apple. Số vàng mà Apple thu hồi từ chương trình này là khoảng 1 tấn, tương đương số tiền gần 40 triệu USD.
Và nhờ vào robot mới mang tên Liam, Apple có thể hiệu quả hơn nữa trong việc tháo dỡ iPhone trong tương lai. Rõ ràng, chương trình tái chế rác thải điện tử của Apple thực sự có ý nghĩa./.