Cục Viễn thông Ấn Độ (DoT) cho biết, TIG sẽ hướng đến mục tiêu đồng sáng tạo và tham gia vào sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ 6G thông qua việc tăng cường tham gia vào mô tả năng lực, phát triển tiêu chuẩn tại các cơ quan xây dựng tiêu chuẩn quốc tế. Điều này là cần thiết để chuẩn bị cho hệ sinh thái sản xuất và dịch vụ của Ấn Độ nhằm tận dụng cơ hội 6G.

Được biết, TIG sẽ bao gồm các thành viên từ chính phủ, học viện, hiệp hội ngành và Hiệp hội phát triển tiêu chuẩn viễn thông của Ấn Độ (TSDSI).

Trong cuộc họp đầu tiên vào ngày 25/11, các thành viên TIG đã trình bày về nhu cầu công nghệ trong tương lai liên quan đến các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế để nâng cao đóng góp của Ấn Độ trong chuỗi giá trị toàn cầu.

“Lực lượng đặc nhiệm được thành lập để đưa ra các khuyến nghị về các khía cạnh. Lập bản đồ các hoạt động 6G toàn cầu; năng lực của Ấn Độ và các hoạt động tiềm năng trước khi mạng 6G được tiêu chuẩn hóa”, DoT tiết lộ. Mục tiêu mà DoT hướng đến chính là giúp các công nghệ sẵn sàng tận dụng sức mạnh của mạng 6G vào năm 2030.

Hiện cuộc chạy đua về 6G ngày càng gia tăng ngay cả khi nó vẫn chỉ là đề xuất lý thuyết. Các địa chính trị hiện đang chạy đua để có thể có thể dẫn đầu về công nghệ mạng này. Peter Vetter, người đứng đầu bộ phận truy cập và thiết bị tại chi nhánh nghiên cứu Bell Labs của Nokia Oyj, từng nhận định: “Nỗ lực 6G quan trọng đến mức đã trở thành một cuộc chạy đua vũ trang theo một mức độ nào đó. Nó sẽ đòi hỏi một đội quân các nhà nghiên cứu để duy trì tính cạnh tranh”./.