Đấy là câu hỏi của phóng viên đặt ra tại buổi họp báo do Bộ KH&CN tổ chức chiều 25/1 tại Hà Nội.
Bộ KH&CN tổ chức họp báo thường kỳ chiều ngày 25/1. |
Theo ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, với tư cách là đơn vị đầu mối trong việc tiếp cận với cách mạng công nghiệp 4.0, năm 2017, Bộ KH&CN đã đôn đốc các bộ, ngành địa phương triển khai công việc để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm. Đồng thời triển khai một số công việc cụ thể của Bộ KH&CN như đề án tri thức Việt số hóa, khởi nghiệp...
"Bộ KH&CN tiếp tục làm đầu mối phối hợp với các bộ, ngành địa phương xây dựng Nghị quyết về cách mạng 4.0 trình Chính phủ trong năm 2018. Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ KH&CN chạy chương trình trọng điểm cấp quốc gia về 4.0. Hiện nay chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án triển khai nhiệm vụ để báo cáo lãnh đạo Bộ trước ngày 15/2", ông Dương cho biết.
Toàn cảnh buổi họp báo. |
Trước câu hỏi trách nhiệm của Bộ KH&CN ở đâu khi là đơn vị chịu trách nhiệm tư vấn cho Chính phủ trong việc tiếp cận cuộc cách mạng 4.0 này mà lại chậm như vậy? Ông Bùi Thế Duy, Chánh Văn phòng Bộ KH&CN cho biết, Uber và Grab là những trường hợp diễn biến công nghệ thực tế, còn cách mạng công nghiệp 4.0 là khái niệm tên gọi bắt đầu đặt ra tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos năm 2015.
Thế nhưng, trong tất cả các định hướng công nghệ, Nghị quyết của Đảng cũng như chiến lược dài hạn của Việt Nam từ trước đến nay đều bám sát chuyển đổi số hóa hạ tầng công nghệ thông tin, chiến lược công nghiệp... luôn diễn ra song song với bối cảnh thế giới.
"Ngay trong văn kiện Đại hội Đảng đã xác định Việt Nam cần tập trung vào cách mạng khoa học công nghệ và đặc biệt là cách mạng số hóa. Chúng ta đã có chiến lược tiếp cận công nghệ thông tin chứ không phải đến tận năm 2017 mới tiếp cận", ông Bùi Thế Duy nhấn mạnh.
Ông Duy cũng cho biết, "chúng ta tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0 theo hướng cẩn thận, thấu đáo và làm rõ nội hàm, tuyên truyền để người dân hiểu biết thêm về vấn đề này. Chúng ta sẽ không vội vàng đưa ra hướng đi khi chúng ta chưa nắm rõ."
Năm 2018, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành, địa phương điều chỉnh các chiến lược của mình để phù hợp với cuộc cách mạng 4.0./.Cách mạng 4.0: Việt Nam thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
APEC 2017: Thúc đẩy nền kinh tế số trước Cách mạng 4.0
Xuất khẩu Việt Nam hưởng lợi thế gì từ Cách mạng 4.0?
Cách mạng 4.0: Thời cơ lớn nhưng thách thức không nhỏ