Luật Tiếp công dân đã có quy định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải tiếp công dân định kỳ ít nhất một ngày trong một tháng; tiếp công dân đột xuất trong các vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia...
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nhiều nơi chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật. Hiện tượng người đứng đầu UBND các cấp không tiếp công dân định kỳ, ủy quyền hoặc phân công cho cấp phó và cán bộ không đủ thẩm quyền tiếp công dân khiến hiệu quả tiếp công dân không cao.
Theo Báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hồi tháng 10/2021, nhiều Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ tiếp dân 1-2 ngày trong 18 tháng (thời gian đoàn giám sát làm việc), thậm chí có người không tiếp dân ngày nào.
Theo ông Lưu Bình Nhưỡng – Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, lãnh đạo các tỉnh thành không tiếp dân, không quan tâm đến quyền lợi của dân thì người dân sẽ bức xúc, khiếu kiện vượt tuyến lên Trung ương. Những khiếu nại, tố cáo của người dân không được người đứng đầu đối thoại, lắng nghe thì khi đó uy tín của cán bộ lãnh đạo cũng sẽ giảm sút.
Tình trạng người đứng đầu "lười" tiếp dân kéo dài trong nhiều năm
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Điều này phản ánh rõ là việc người đứng đầu thực hiện pháp luật không nghiêm. Luật Tiếp công dân đã quy định rất rõ về trách nhiệm, thời gian tiếp công dân của cấp Bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các cấp. Tuy nhiên, báo cáo trên đã cho thấy nhiều người chưa thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Tiếp công dân và các quy định liên quan.
Bên cạnh đó, con số trên cũng phản ánh nhận thức của người đứng đầu rõ ràng có vấn đề. Có người lấy lý do bận, họp hành, ủy quyền cho cấp phó tiếp công dân... Tuy nhiên, những lý do đó không thuyết phục. Người dân rất mong muốn gặp trực tiếp chủ tịch tỉnh hay chủ tịch huyện. Còn nếu chỉ ghi nhận và ủy quyền cho cấp dưới làm thì người dân khó mà chấp nhận được. Điều đó không chỉ liên quan đến số lượng mà còn liên quan đến chất lượng giải quyết các vụ việc, những yêu cầu, kiến nghị, phản ánh cũng như khiếu nại, tố cáo của công dân đối với những vấn đề liên quan ở địa phương.
Thực trạng trên cũng cho thấy chúng ta thiếu sự cương quyết để xử lý việc này. Bởi tình trạng người đứng đầu "lười" tiếp dân đã kéo dài chứ không chỉ trong thời gian ngắn vừa qua. Câu chuyện này liên quan đến kỷ luật, kỷ cương và xử lý trách nhiệm đối với những người vi phạm Luật Tiếp công dân.
Rất tiếc là trong Luật Tiếp công dân không quy định chặt chẽ về vấn đề này và các quy định có liên quan về xử phạt hành chính hay nghị định hướng dẫn cũng không quy định về việc xử phạt cán bộ lãnh đạo không tiếp dân. Đây có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém về số lượng lẫn chất lượng của công tác tiếp công dân ở một số tỉnh vừa qua.
Ông Lưu Bình Nhưỡng:Thực trạng lãnh đạo "né" tiếp dân đã diễn ra trong nhiều năm chứ không phải chỉ trong thời gian chống dịch. Cho nên không thể lấy lý do tập trung chống dịch để làm lý do căn bản cho việc này.
Tỷ lệ người đứng đầu tiếp công dân từ trước đến nay rất thấp, nhiều địa phương và cấp ủy nhận thức không đầy đủ về vấn đề này cho nên mới dẫn đến tình trạng chung như vậy. Nếu chúng ta đổ lỗi cho việc phòng chống dịch như vậy, tôi cho rằng như thế là không đúng.
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Bức xúc của người dân phát sinh ngay từ đầu mà cấp cơ sở gần dân nhất không giải quyết tốt thì sẽ dẫn đến câu chuyện người dân sẽ khiếu kiện, tố cáo lên cấp tỉnh. Cấp tỉnh và bộ ngành không giải quyết dứt điểm thì người dân phải lên cấp cao hơn.
Ông Lưu Bình Nhưỡng:Đúng như vậy. Nếu người đứng đầu không nêu gương, không thực hiện đúng quy định của pháp luật thì đương nhiên uy tín của cán bộ cũng giảm sút; cấp huyện, xã, ban ngành cũng không thực hiện nghiêm túc.
Cán bộ lãnh đạo không vì dân thì nên rời vị trí
Ông Lưu Bình Nhưỡng:Đánh giá một cán bộ lãnh đạo cần đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau, chứ không chỉ vấn đề tiếp công dân. Nhưng cũng cần thống nhất quan điểm đó là, lãnh đạo thì cần phải làm tròn vai người lãnh đạo, còn nếu anh không thực hiện được, anh không vì dân được thì tốt nhất là anh nên rời vị trí lãnh đạo.
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Trước hết cần phải quán triệt rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về tinh thần phục vụ nhân dân. Chúng ta đã có quy định bí thư cấp ủy phải tiếp công dân, có Luật Tiếp công dân và các quy định có liên quan thì cần phải thực hiện nghiêm.
Bên cạnh đó, cần xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực, phẩm chất của cán bộ thông qua việc tiếp công dân, lấy đó là một trong những tiêu chí đánh giá hàng năm, thậm chí là hàng tháng, hàng quý đối với các chức danh mà Luật Tiếp công dân đã quy định.
Ngoài ra, cần phải sửa đổi Luật Tiếp công dân, quy định rõ về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với cán bộ không thực hiện nghiêm túc, thực hiện không đầy đủ, hoặc vi phạm Luật Tiếp công dân. Bổ sung những quy định như vậy, liên thông với Luật Cán bộ Công chức để có biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp "lười" tiếp dân.
Nếu chúng ta xử lý tốt thì sẽ có cơ sở tăng cường hơn năng lực, hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện Luật Tiếp công dân cũng như cải thiện, khắc phục được tình trạng vi phạm Luật Tiếp công dân.
PV: Xin cảm ơn ông!./.