Tại phiên chất vấn sáng nay (19/3) đối với Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Lê Thành Long, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết: Sau khi Bộ Chính trị có Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế, Chính phủ đã thể chế hoá bằng Quyết định 2218, trong đó có nêu câu: “Từ nay trở đi không đưa tổ chức bộ máy vào các dự án luật chuyên ngành”.
Tuy nhiên, ông Cương cho rằng, rất tiếc các quy định về tổ chức bộ máy biên chế vẫn bị lạm dụng. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đặt vấn đề: “ Bộ trưởng nghĩ gì với chức năng gác cửa của Bộ Tư pháp liên quan thực hiện văn bản của Chính phủ nói chung, trong đó có Quyết định 2218?
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ảnh: Cổng thông tin của QH) |
Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định: “Quan điểm của Bộ Tư pháp là rất rõ ràng, chúng tôi quán triệt đến tất cả các anh chị em trực tiếp làm công tác thẩm định, gần như là cẩm nang. Trong các đạo luật không phải chuyên ngành về tổ chức bộ máy mà có đưa quy định về tổ chức bộ máy vào thì phải có ý kiến ngay với Chính phủ rằng, dự luật này chưa đạt".
Nhờ đó, qua theo dõi 1, 2 năm trở lại đây, Bộ trưởng cho biết, chưa thấy có thêm dự luật nào không phải chuyên ngành về tổ chức bộ máy mà có đưa quy định về tổ chức bộ máy vào. Như vậy, không có chuyện lạm dụng việc xây dựng luật để làm phình bộ máy.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn. (Ảnh: TTXVN). |
Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Tư pháp, đại biểu Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề nghị lý giải vì sao trong Luật Giáo dục đang được sửa đổi, có quy định về việc cho nhà giáo được hưởng bậc lương cao nhất nhưng khi thẩm định, Bộ Tư pháp lại đưa quy định này ra khỏi dự luật?.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết: “Với quy định về lương nhà giáo, quan điểm chúng tôi thống nhất giáo viên hưởng thang bảng lương cao nhất, điều này hoàn toàn phù hợp, với những lý do có đầy đủ tính thuyết phục. Tuy nhiên, việc này cũng còn băn khoăn vì lại vấp phải vấn đề quan điểm” – ông Long nói.
Theo Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, nguyên lý nhất quán là các vấn đề chính sách thì không quy định trong luật chuyên ngành. Việc quy định tiền lương trong Luật giáo dục thì vi phạm nguyên tắc này.
Dù vậy, Bộ trưởng cũng chia sẻ, nếu đợi quy định chung về cải cách tiền lương thì lâu nên hướng giải quyết là có thể sẽ có quy định ngoại lệ đối với chế độ tiền lương cho giáo viên./.
Vẫn còn đối phó khi trình văn bản quy định chi tiết thi hành Luật