Sáng 10/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 20.
Điều này không chỉ gây khó khăn cho cơ quan tiến hành kiểm tra mà cả đối tượng được thanh tra, kiểm tra.
Tuy nhiên, việc Kiểm toán Nhà nước đề xuất ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ không bao quát hết các nội dung cần sửa đổi, quy định chi tiết. Nhiều vấn đề bổ sung liên quan đến sửa đổi Luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Vì vậy, đề nghị Kiểm toán Nhà nước tổng kết, đánh giá toàn diện và trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật.
Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, 2 nội dung chính mà Kiểm toán Nhà nước đề xuất đó là mở rộng phạm vi của đối tượng kiểm toán và quyền xử phạt hành chính. Hai nội dung này không phải thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
“Cái đó là Luật thì nghiên cứu sửa luật. Và nguyên tắc là cái gì hạn chế quyền công dân thì phải quy định bằng Luật chứ không phải bằng Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, ở đây những cái thuộc phối hợp, kế hoạch kiểm toán giữa kiểm toán, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra chuyên ngành là phải phối hợp cho chặt chẽ” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Diễn ra trong 1,5 ngày, tại phiên họp thứ 20, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của 3 dự án luật bao gồm luật: Quốc Phòng (sửa đổi), Luật an ninh mạng, Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Cho ý kiến về việc điều chỉnh cơ cấu sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý đối với dự án Hệ thống thủy lợi Tà Pao, tỉnh Bình Thuận và dự án hồ chứa nước Kroong Pách thượng, tỉnh Đắk Lắk; phân công chuẩn bị Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á – Thái Bình Dương (APPF-26) diễn ra từ ngày 17 - 20/1 tại Hà Nội./.
Những phát ngôn ấn tượng làm “nóng” nghị trường năm 2017