Trong hơn 1 thập kỷ vừa qua, Hội thảo Biển Đông đã và đang được biết đến như một sự kiện học thuật uy tín và được mong đợi trong giới học giả về chủ đề Biển Đông. Hội thảo quy tụ được các chuyên gia hàng đầu của khu vực và thế giới, thảo luận về các vấn đề an ninh biển, luật biển và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển.
Sau hơn 10 năm tổ chức, Hội thảo thu hút được hơn 500 tham luận và hơn 2.000 đại biểu tham dự đã góp phần nâng cao hiểu biết của khu vực và quốc tế về các khía cạnh khác nhau của Biển Đông như vấn đề lịch sử, chính trị, kinh tế, pháp lý, văn hóa, môi trường, góp phần thiết thực cho việc hoạch định chính sách nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy họp tác biển tại Biển đông và hợp tác khu vực nói chung.
Đứng trước những truyền thống và chuỗi thành tựu của hội thảo, chúng tôi luôn tự hỏi Hội thảo biển đông cần được đổi mới ra sao để có thể đóng góp tốt hơn trong việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, thach thức mới trong bối cảnh nhiều biến động như hiện nay.
Theo bà Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 (diễn ra ngày 16-17/11) thu hút sự quan tâm chú ý hơn các năm trước.
Thứ nhất, Hội thảo lần đầu tiên được tổ chức kết hợp trực tiếp và trực tuyến để phù hợp với bối cảnh hạn chế đi lại quốc tế. Cách làm này đã giúp Hội thảo mời được số lượng kỷ lục các diễn giả tham gia.
Thứ hai, các phiên thảo luận bám sát thực tiễn hơn, các chủ đề cấp bách hơn với sự tham gia sâu rộng hơn của giới hoạch định và thực thi chính sách. Hội thảo lần này sẽ đóng vai trò cầu nối tốt hơn giữa kênh chính thức và kênh bán chính thức 2, nhằm góp phần tạo ra những chuyển biến thực chất, đóng góp cho hợp tác và hòa bình ở Biển Đông.
Thứ ba, năm nay có thêm nhiều thành phần mới tham gia Hội thảo. Lần đầu tiên một số nhà báo quốc tế được mời tham gia Hội thảo với tư cách người trong cuộc chứ không phải với tư cách người đưa tin về hội thảo.
Ngoài ra, Bà Phạm Lan Dung cho biết, Hội thảo năm nay còn có một phiên đặc biệt với sự tham gia của các nhà lãnh đạo trẻ. Theo bà, sự tham gia của các nhà lãnh đạo trẻ là cần thiết nhằmtạo dựng một thế hệ trẻ mới hiểu biết về các vấn đề khu vực, nhạy bén về lợi ích của các bên, đồng thời cung cấp thêm các ý tưởng mới để duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực, không chỉ cho thế hệ hiện tại mà còn cho các thế hệ tiếp theo.
Trong hơn 1 thập kỷ vừa qua, Hội thảo Biển Đông đã và đang được biết đến như một sự kiện học thuật uy tín và được mong đợi trong giới học giả về chủ đề Biển Đông. Hội thảo quy tụ được các chuyên gia hàng đầu của khu vực và thế giới, thảo luận về các vấn đề an ninh biển, luật biển và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển.
Sau hơn 10 năm tổ chức, Hội thảo thu hút được hơn 500 tham luận và hơn 2.000 đại biểu tham dự đã góp phần nâng cao hiểu biết của khu vực và quốc tế về các khía cạnh khác nhau của Biển Đông như vấn đề lịch sử, chính trị, kinh tế, pháp lý, văn hóa, môi trường, góp phần thiết thực cho việc hoạch định chính sách nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy họp tác biển tại Biển Đông và hợp tác khu vực nói chung./.