Thiếu tướng Lê Xã Hội, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9, Tham mưu trưởng Quân khu, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 4 năm nay đã 82 tuổi, trong hồi ức đã nhớ về nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh với lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Với ông, Đại tướng đã để lại dấu ấn rất đặc biệt trong lòng các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ, quân và dân miền Tây Nam bộ. Sự ra đi của nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng đã để lại trong ông nỗi tiếc thương vô hạn. Phóng viên VOV thường trú khu vực ĐBSCL đã có cuộc phỏng vấn với Thiếu tướng Lê Xã Hội về những chiến công vang dội trên chiến trường khu 9 mà Đại tướng Lê Đức Anh là người chỉ huy các trận đánh này.
Thiếu tướng Lê Xã Hội - nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9, Tham mưu trưởng Quân khu, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 4 |
PV Đài TNVN phỏng vấn Thiếu tướng Lê Xã Hội |
Qua tài thao lược đã đánh bại chiến lược đó mà lúc đó ta chỉ có một trung đoàn bộ binh của Quân khu 9. Lần lượt chỉ đạo kìm chân địch để đánh bại lần lượt chiến thuật đó. Đồng chí Lê Đức Anh có tầm nhìn chiến lược rất giỏi. Hiệp định Paris đã ký kết, địch tiến hành bình định thì đồng chí Lê Đức Anh chủ trương đánh. Chúng tôi lúc đó là cán bộ trung đoàn đánh để giành thắng lợi. Lúc đó đánh quyết liệt. Vấn đề thứ hai là khi kết thúc cuộc chiến tranh năm 1975, vẫn còn nhiều vấn đề, mà đồng chí Lê Đức Anh được rút lên chặn ở phía Nam thì đồng chí vẫn nhắc nhở tôi là có các cách đánh sao cho phù hợp nhất, phải ngăn cắt từ tuyến Ngã ba Trung Lương và đánh ở Vĩnh Long, thứ ba là đánh chiếm ở phía bắc Cần Thơ.Với những chỉ đạo quyết đoán như vậy, tôi cho rằng rất tài tình.
Pv: Trong thời điểm khi Đại tướng Lê Đức Anh ở Quân Khu 9, những chiến thuật, cách đánh mà Đại tướng đã chỉ đạo mang lại thắng lợi lớn. Trong đó chiến thuật “đặc công hóa” là một chỉ đạo áp dụng rất thành công. Ông có thể nói rõ hơn về cách đánh này?
Thiếu tướng Lê Xã Hội chụp ảnh cùng Đại tướng Lê Đức Anh năm 2017 |
Thiếu tướng Lê Xã Hội: Đối với đồng chí Lê Đức Anh, khi đã về chiến trường này thì có 2 việc. Thứ nhất là nhiều đồng chí nói bộ đội chủ lực xuống đây không hoạt động được thì đồng chí Lê Đức Anh lại tăng cường lực lượng xuống. Đồng chí đã điều động Trung đoàn 2 đưa về Miền rồi rút trở lại, tăng cường thêm Trung đoàn 10 và Trung đoàn 20. Từng bước tập trung lực lượng lại và xây dựng nên Sư đoàn 4 là trước tiên nhất để đánh tập trung. Cái hay của Đại tướng là cho đóng phân tán, nhưng khi đánh là tập trung, vững mục tiêu, có tính chất chiến lược, quyết định. Sau Mậu Thân 1968, lực lượng còn lại ít, thì đồng chí chuyển từ bộ binh sang đánh “đặc công hóa” rất hiệu quả. Từ đó, phát triển từ đánh nhỏ lẻ lên đánh lớn, chuyển từ đánh ban đêm sang đánh ban ngày, kết hợp hỏa lực hỗ trợ. Đây là sự uyển chuyển, hiệu quả trên chiến trường, vận dụng các hình thức để phù hợp với chiến trường lúc bấy giờ.
Thiếu tướng Lê Xã Hội: Tôi nghe đồng chí mất… Tôi nhớ quá. Hồi tối hôm qua …tôi khó khăn, trằn trọc lắm. Ở đây nói lên được tình cảm của mình, nói với lòng kính trọng, là người anh, người thầy, là người chỉ huy, dạy bảo mình trưởng thành đến ngày hôm nay.Pv: Xin cảm ơn những chia sẻ của ông về ký ức không thể nào quên đối với nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh./.