Từ một cậu bé người dân tộc Raglay, Mấu Văn Phi đã nỗ lực trở thành bác sĩ. Hơn 25 năm qua, ông lặn lội đến tận nhà bà con đồng bào dân tộc Raglay để khám, chữa bệnh miễn phí. Ông là người Raglay đầu tiên ở tỉnh Khánh Hòa học và làm nghề bác sĩ. Hàng chục ngàn lượt người đã được ông chăm sóc sức khỏe. Bây giờ, ông đã là Bí thư Huyện ủy Khánh Vĩnh, một huyện miền núi nghèo khó ở tỉnh Khánh Hòa, công việc khá bận rộn nhưng ông vẫn sắp xếp thời gian đi khám bệnh cho bà con vào những ngày nghỉ cuối tuần.
Ông Mấu Văn Phi: Có những cái, bà con chúng ta mất mạng vì thiếu hiểu biệt, có những bệnh rất đơn thuần nhưng bà con không kịp chạy chữa, phải mất đứa con yêu quý. Chính vì thế, thôi thúc tôi phải đi học và trở thành bác sĩ. Tới bây giờ, tôi đã làm Phó Chủ tịch UBND huyện 15 năm, và qua làm Bí thư Huyện ủy năm thứ 2 rồi nhưng công việc này vẫn gắn bó theo tôi, vì tôi rất thích vì tôi được gần với bà con hơn, được chia sẻ cùng bà con. Được bà con yêu thích, tin tưởng nên tôi càng có động lực để tôi làm. Bởi vì tôi là đồng bào dân tộc Raglay nên tôi hiểu được, tôi đồng cảm với cảnh sống của bà con.
Ông Mấu Văn Phi: Qua những lần đi khám, tôi cố gắng cung cấp thêm thông tin, tạo cho họ những hiểu biết thêm, biết cách tự chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Tôi có một khát vọng làm sao, cho bà con thực sự có sức khỏe tốt, duy trì giống nòi tốt hơn.
Ông Mấu Văn Phi:Huyện Khánh Vĩnh đã thanh toán được bệnh lao, những bệnh cơ bản như tiêu chảy, sởi được khống chế. Bà con từ từ đã nhận thức và họ đã bảo vệ được cho những đứa con của mình. Trước đây, trẻ em Raglay thường mắc những bệnh rất thông thường mà họ chết, mất đi mạng như tiêu chảy, viêm phổi. Những cái cơ bản, thông thường trong sinh hoạt, về kiến thức gia đình người ta không có, rất đau lòng, mất một sinh linh như thế.
Tới bây giờ, gia đình người ta khắc phục được, có những kiến thức, lâu lâu, tôi đi ra tôi nhồi cho người ta từng chút. Người ta không biết thì người ta gọi điện thoại người ta hỏi thôi. Tôi trả lời trực tiếp bằng điện thoại rằng hãy làm như thế này. Nhiều lúc bà con còn hỏi, đi tiêm vaccine làm gì? Đi tiêm đâu có lợi gì đâu? Nhưng mà cách tuyên truyền, tôi nói là phải đi tiêm ngay, bảo vệ cho mình, giống như ông bà mình hồi trước muốn khỏi bệnh phải trồng thuốc vào cơ thể, mình khỏe thì không sợ mắc. Thế thì, bà con rủ nhau đi tiêm thôi. Mũi 2 thì 100% rồi, tỷ lệ mũi 3 cũng 100% rồi.
Ông Mấu Văn Phi:Để thực hiện thành công Nghị quyết đó, giảm nghèo mỗi năm phải giảm được 4-5%. Khi chúng ta thực hiện Nghị quyết 09, muốn giữ được đất thì phải có sức khỏe để sản xuất, tăng giá trị trên diện tích đất, vươn lên làm giàu chính đáng. Chúng ta phải đưa Nghị quyết này về với bà con, chúng ta phải đi trực tiếp. Phải nghĩ đến, nếu bà con có đủ cơm ăn, áo mặc, có đủ khỏe thì người ta mới thực hiện được thành công Nghị quyết này. Lúc đó, Nghị quyết này mới sống được, nhân dân hưởng ứng. Không nên để nghèo, nghèo là nhục nhã lắm, con cái được đi học.
Ông Mấu Văn Phi:Tôi vẫn cảm thấy rất có lỗi với bà con, chưa giúp cho bà con thoát nghèo, rất nhiều hộ gia đình vẫn còn nghèo. Tiếp tục phải có nhiều người đi học ở các trường đại học, suy nghĩ, hành động phải khác, mới hơn, giúp cho bà con chúng ta dám bứt phá, dám suy nghĩ, dám làm, dám chịu về hành động của bà con.