Ngay sau đó, ông Đỗ Văn Chiến đã thông báo trước Quốc hội quy trình lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân (HĐND) bầu hoặc phê chuẩn theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội. Theo đó, phiếu tín nhiệm được chuẩn bị thành 10 loại, theo từng chức vụ và nhóm chức vụ do Quốc hội khoá XIII đã bầu, phê chuẩn tại kỳ họp thứ nhất. Mỗi phiếu in trên giấy có mầu sắc khác nhau.

qh-bieu-quyet.jpg
Đại biểu Quốc hội ấn nút biểu quyết danh sách những người được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm

Trên từng phiếu đã ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu, kèm theo các ô tương ứng với 3 mức độ tín nhiệm: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp. Cụ thể:

1./. Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước.

2./. Phiếu tín nhiệm đối với Phó Chủ tịch nước

3./. Phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Quốc hội

4./. Phiếu tín nhiệm đối với các Phó Chủ tịch Quốc hội

5./. Phiếu tín nhiệm đối với các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

6./. Phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng Chính phủ

7./. Phiếu tín nhiệm đối với các Phó Thủ tướng Chính phủ

8./. Phiếu tín nhiệm đối với Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ

9./. Phiếu tín nhiệm đối với Chánh án, Tòa án Nhân dân tối cao

10./. Phiếu tín nhiệm đối với Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Phía trên, bên trái của mỗi phiếu bầu được đóng dấu của Quốc hội.

** Những phiếu không hợp lệ gồm:

- Phiếu không theo mẫu do Ban Kiểm phiếu phát ra.

- Phiếu không có dấu của Quốc hội.

- Phần thể hiện mức độ tín nhiệm trên mỗi phiếu đánh dấu (x) từ 2 ô trở lên hoặc không đánh dấu vào cả 3 ô.

- Phiếu không viết thêm những nội dung khác.

Trường hợp phiếu ghi tên 2 người trở lên mà cần thể hiện mức độ tín nhiệm đối với 1 người không hợp lệ thì chỉ xác định không hợp lệ đối với người đó. Kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.

Trường hợp phiếu có ghi tên người ngoài danh sách do Ban Kiểm phiếu phát ra thì phần ghi thêm đó không có giá trị. Kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.

Phiếu của mỗi đại biểu Quốc hội được cho vào 1 phong bì và sau đó sẽ được cho vào 1 phong bì lớn.

Các đại biểu Quốc hội ghi ý kiến và mức độ tín nhiệm của mình bằng cách đánh dấu (x) vào 1 trong 3 ô: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp được in sẵn trên phiếu. Riêng phiếu đối với các Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ được in ở 2 mặt./.