Tại nhà ông Võ Phương, ở thôn 7, xã An Phú, Thành phố Pleiku, lực lượng chức năng phát hiện 3,6 tấn mỡ đông cùng 1,6 tấn xác mỡ và một số bao mỡ động vật đã bốc mùi hôi thối. Qua xác minh, chủ của số mỡ bẩn này là bà Lê Thị Thông, trú tại thôn 5, xã An Phú.

Tại thời điểm kiểm tra, bà Thông không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hoá, không có giấy phép kinh doanh chế biến thực phẩm, giấy cam kết bảo vệ môi trường.

vov_mo_ban_1_gunr.jpg
Kiểm trao bao tải đựng mỡ bận.

Bà Thông khai nhận, đã thực hiện chế biến mỡ động vật từ tháng 11/2015. Hàng ngày, bà Thông đi thu mua mỡ nguyên liệu tại các cơ sở giết mổ gia súc trên địa bàn Thành phố Pleiku đem về chế biến sau đó bán cho một số tài xế xe tải ở ngoài tỉnh nhưng không biết chở đi đâu và sử dụng làm gì. Tính đến thời điểm bị phát hiện, bà Thông đã bán hàng chục tấn mỡ đi nơi khác.

Chế biến mỡ bẩn.

Bà Lê Thị Thông, nói: “Tôi chỉ biết là họ tiêu thụ được là tôi mua về làm thôi chứ không rõ. Tôi đi gom ở mấy chỗ chợ, họ lọc ra loại mỡ họ bỏ rồi thì tôi gom về. Chắc cái này làm để cho heo hay cho cá ăn hay sao đó, tôi nghĩ vậy thôi chứ không biết rõ”.

Mở rộng điều tra, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công tỉnh Gia Lai tiếp tục phát hiện gần 2,2 tấn mỡ đông và 1 tấn xác mỡ đựng trong 55 bao tải, cùng 200kg mỡ tươi, tại một cơ sở chế biến mỡ bẩn khác trong rẫy của bà Thông tại thôn 2, xã Ia Băng, huyện Đăk Đoa. Đơn vị đã lập biên bản niêm phong toàn bộ số tang vật ở cả 2 địa điểm.

Mỡ bẩn.

Đại tá Nguyễn Văn Minh, Trưởng phòng Cảnh sát Môi trường, Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị đang tiếp tục các bước xác minh và xử lý: “Trước hết, số mỡ bò, mỡ heo hay mỡ trâu họ thu gom về đây là không rõ nguồn gốc, không có hóa đơn chứng từ. Cơ sở này không có giấy phép chế biến thực phẩm. Lỗi thứ ba là giờ đang xác minh, xác định xem sản phẩm sau họ chế biển ở đây đưa ngoài thị trường tiêu thụ ở những chỗ nào và thành phần nào tiêu thụ sản phẩm này, độc hại hay dơ bẩn như thế nào thì chúng tôi sẽ tiếp tục xác minh”./.