Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH, Việt Nam hiện có khoảng 8 triệu người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên. Phần lớn những người khuyết tật sống ở nông thôn (chiếm 87,27%); có khoảng 65% người khuyết tật trong độ tuổi lao động và 40% người khuyết tật còn khả năng lao động. Ở đây, những người lao động chủ yếu làm nghề nông- lâm- ngư nghiệp có thu nhập thấp so với những công việc khác. Bên cạnh đó, phần lớn người khuyết tật không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và số người có bằng cấp chứng chỉ rất ít.

viec_lam_khuyet_tat_ncug.jpg
Đào tạo nghề cho người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn (Ảnh minh họa).

Đào tạo nghề là khâu quan trọng giúp người khuyết tật có cơ hội việc làm, thu nhập ổn định, đồng thời khẳng định giá trị của bản thân. Tuy nhiên đến nay, công tác dạy nghề cho người khuyết tật vẫn còn nhiều trở ngại.Tại hội thảo Chính sách, giải pháp tín dụng phát triển đào tạo nghề tạo việc làm, giới thiệu sản phẩm của người khuyết tật do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức ngày 12/4, ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, trong những năm qua, dù đã được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị, xã hội tích cực triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ đào tạo nghề, song công tác này vẫn gặp phải không ít khó khăn.“Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa thường xuyên, chưa có đầu mối theo dõi, thống kê về số người khuyết tật, nhu cầu việc làm, tổng số người được dạy nghề… Chỉ tiêu dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật được xác định cụ thể tại Quyết định số 1019/GĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhưng kinh phí thực hiện lại lồng ghép với các chương trình, đề án khác, chưa được bố trí kinh phí riêng. Nhiều địa phương chưa phê duyệt mức chi phí đào tạo cho từng nghề để tổ chức dạy nghề đối với người khuyết tật theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 45/2013”, ông Hồi cho biết.

Ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB-XH).

Cũng theo ông Nguyễn Văn Hồi, việc tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật hiện đang áp dụng chung mức chi phí đào tạo đối với lao động nông thôn ở các địa phương, do đó chưa thu hút được các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp tham gia, mở rộng dạy nghề đối với người khuyết tật. Hàng năm Bộ LĐ-TB-XH đã có hướng dẫn các địa phương dành tối thiểu 10% chỉ tiêu hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn từ ngân sách để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật. Tuy nhiên, trong kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm của các địa phương lại không có chỉ tiêu này và chưa bố trí kinh phí riêng để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật.Ngoài ra, việc huy động người khuyết tật tham gia học nghề ở tất cả các địa phương đều rất khó khăn, một mặt do hạn chế về sức khỏe, điều kiện đi lại, các hỗ trợ với người khuyết tật học nghề ít nên việc tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật chưa thực sự đạt kết quả như mong đợi.Khó tìm việc làmHọc nghề đã khó, tiếp cận với việc làm còn khó hơn. Chị Nguyễn Thị Nga, một người khuyết tật tại Hải Dương chia sẻ: “Trước khi học nghề, tôi đã suy nghĩ rất kỹ về cơ hội việc làm, nhưng sau khi học xong, vẫn bị nhà tuyển dụng so sánh về mức độ nhanh nhẹn với người bình thường. Tôi cũng đã bị trượt nhiều lần khi xin việc trước khi tìm được công việc ổn định hiện tại”.Theo Cục Việc Làm, Bộ LĐ-TB-XH, chất lượng lao động là người khuyết thấp, trong khi cơ hội việc làm dành cho người khuyết tật không nhiều do nhận thức của các cấp chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư… Trong khi đó, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc chưa thực sự tạo động lực thu hút. Nhiều địa phương còn khó khăn nên chưa có các chính sách riêng hỗ trợ giải quyết việc làm cho người khuyết tật.

Còn theo ông Nguyễn Văn Hồi, hiện nay không ít các doanh nghiệp tạo việc làm cho người khuyết tật còn vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn. “Cần tập trung tháo gỡ khó khăn hạn chế về nguồn vốn, chúng tôi cho rằng vẫn còn nhiều doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn", ông Nguyễn Văn Hồi nhấn mạnh.Vì vậy, ông Hồi cho rằng cần có những giải pháp để tạo việc làm bền vững, việc làm có thu nhập cao và tạo được nhiều việc làm hơn với người khuyết tật. Để làm được điều này, cần có sự chung tay, góp sức của nhiều bộ, ngành và địa phương trong việc tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách tăng cường sản xuất kinh doanh, tiếp cận vốn./.