Trình bày tại Quốc hội sáng 19/11 về dự thảo Luật dược (sửađổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, dự án Luật đã tập trung sửađổi, bổ sung những quyđịnh bất cập nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức và hoạtđộng về dược, bảođảm thuốc có chất lượng, an toàn và hiệu quả,đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân cũng nhưđáp ứng những yêu cầu mới của cải cách hành chính và hội nhập quốc tế, bảođảm cho hoạtđộng về dược tiếp tục phát triển ổnđịnh và bền vững;đồng thời không làm xáo trộn về tổ chức và hoạtđộng về dược và tiếp tục phát huy những quyđịnh vẫn còn phù hợp của Luật dược hiện hành.

kim_tien_btyc.jpg
Bộ trưởng Y tế: "Người dân sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ Luật dược (sửa đổi)"

Trao đổi với PV về quyền lợi của người dân khi Luật dược (sửa đổi) sau khi được thông qua, Bộ trưởng Y tế khẳng định: Luật mới ban hành sẽ khắc phục được những hạn chế của Luật cũ và thích ứng được với điều kiện mới. Đối với doanh nghiệp, một số thủ tục sẽ được đơn giản hóa. Người dân được tiếp cận với thuốc mới, thuốc tốt dễ dàng hơn với giá cả hợp lý hơn; chất lượng thuốc tốt hơn và việc quản lý thuốc khám chữa bệnh sẽ chặt chẽ hơn để tránh kháng thuốc, tránh lạm dụng thuốc.

Bên cạnh đó, công nghiệp dược, đặc biệt thuốc từ dược liệu, nguyên liệu thuốc từ dược liệu, thuốc đông y sẽ được khuyến khích sử dụng, phát triển; đặc biệt là thuốc nội, vì luật này gắn với Luật đấu thầu và Luật giá để khuyến khích thuốc Việt Nam sản xuất.

“Bộ Y tế trước đã phát động chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam. Trong kết quả đấu thầu vừa qua, BHXH đã thông báo tỷ lệ dùng thuốc nội tăng lên gấp đôi và chi phí của BHYT cho thuốc đã giảm 30 – 35%” – bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết thêm.

Theo Bộ trưởng Y tế, hiện Việt Nam vẫn đang nhập 90% nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, do có ít các dự án sản xuất nguyên liệu làm thuốc được triển khai với số lượng và chủng loại nguyên liệu được tổng hợp, bán tổng hợp hạn chế. Công nghiệp dược trong nước vẫn chưa phát triển như kỳ vọng. Sản xuất thuốc thành phẩm trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc với số lượng hoạt chất chưa nhiều.

Việc sản xuất thuốc dược liệu của nước ta hiện vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguồn dược liệu nhập khẩu; xuất khẩu hiện còn ít và chủ yếu xuất khẩu dược liệu thô; việc khai thác, trồng, sản xuất dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hiện vẫn ở quy mô nhỏ. Do đó, dự án Luật dược đưa ra định hướng phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, ưu tiên phát triển công nghiệp dược. 

Luật dược cũng tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh doanh thuốc, trong đó đa dạng hóa các hình thức kinh doanh (sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ bảo quản, dịch vụ kiểm nghiệm thuốc) nhằm bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc cho người dân, bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Tính đến nay, có hơn 40.000 điểm bán lẻ, 137 nhà máy sản xuất thuốc (trong đó có 4 nhà máy sản xuất vắc xin, 30 doanh nghiệp sản xuất thuốc từ dược liệu, 110 nhà máy sản xuất thuốc tân dược) và trên 130 cơ sở đăng ký hộ kinh doanh sản xuất thuốc dược liệu, 100 doanh nghiệp nhập khẩu, 7 doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc, 7 doanh nghiệp tổ chức chuỗi nhà thuốc GPP và hơn 2.000 doanh nghiệp phân phối thuốc./.

Dự thảo Luật dược (sửa đổi) có 14 chương, 100 điều. Dự thảo Luật tập trung sửa đổi một số vấn đề như: chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược; quản lý nhà nước về giá thuốc; bổ sung hình thức kinh doanh mới (dịch vụ thử tương đương sinh học, dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng) và quy định cụ thể một số các nội dung khác để bảo đảm tính minh bạch, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính; quy định cụ thể thời hạn đăng ký thuốc theo hướng phân loại thời hạn đăng ký khác nhau đối với từng loại thuốc và từng hình thức đăng ký thuốc; quy định công tác dược lâm sàng và hoạt động quảng cáo thuốc, bảo đảm việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.

Dự thảo cũng quy định rõ tính chất pháp lý và thẩm quyền ban hành Dược điển Việt Nam và sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ cho phù hợp với hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, bộ thuật ngữ của ASEAN và thực tiễn quản lý.