Hàng triệu tấn bùn thải công nghiệp tại TP HCM đang được đổ ra kênh rạch mà chưa qua xử lý hoặc không biết đổ đi đâu. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và đe dọa sức khỏe con người.

Hiện nay, trong khi mặt bằng đổ bùn thải ngày càng khan hiếm thì lượng bùn thải tại TP HCM đã vượt con số 4.000 tấn/ngày, chủ yếu từ hệ thống cống rãnh, bùn hầm cầu, các hoạt động xây dựng, các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất… Khối lượng bùn thải khổng lồ này phần lớn được đổ trực tiếp tại các bãi đổ ở ngoại thành mà chưa qua quá trình loại bỏ chất độc hại, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước…

bun.jpg

Hàng triệu tấn bùn thải công nghiệp tại TP HCM đang được đổ ra kênh rạch

Kết quả nghiên cứu của Đại học Bách khoa TP HCM cho thấy, dịch từ bùn thải trên có hàm lượng chất hữu cơ trong nước, kim loại nhôm, sắt, crôm, niken, kẽm và đồng cao.

Do đó, việc sử dụng bùn thải sản xuất để bón cho cây xanh như thời gian qua sẽ khiến các chất thải nguy hại trong bùn khi gặp nước mưa làm ảnh hưởng đến nước mặt, nước ngầm và chất lượng đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Thế nhưng, hiện đồ án quy hoạch bãi đổ bùn thải trên địa bàn thành phố chỉ dừng lại ở việc quản lý đối với bùn nạo vét cống rãnh, kênh rạch. Còn lại rất nhiều loại bùn thải phát sinh từ hoạt động xây dựng, rút hầm cầu, các nhà máy xử lý nước thải trong các khu công nghiệp ... vẫn chưa được định hướng quản lý, áp dụng công nghệ xử lý phù hợp./.