- Xin Thầy cho biết em muốn thi vàoTrường ĐHGD, hồ sơ tuyển sinh nộp ở đâu? Th.S Nguyễn Trung Kiên-Phó Trưởng phòng Đào tạo và công tác sinh viên ĐH Giáo dục:
Trường Đại học Giáo dục tuyển sinh trong cả nước với 6 ngành đào tạo. Sinh viên Trường Đại học Giáo dục được miễn học phí theo quy định về đào tạo cử nhân sư phạm. Hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh gửi về địa chỉ các khối thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, cụ thể như sau: Khối thi A, A1, B: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, 334 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội (bao gồm cả hồ sơ tuyển thẳng).Khối thi C: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội: Điểm trúng tuyển theo ngành kết hợp với điểm trúng tuyển vào trường theo khối thi. Thí sinh đạt điểm trúng tuyển vào trường theo khối thi nhưng không đủ điểm vào ngành ĐKDT sẽ được chuyển vào ngành khác của Trường cùng khối thi nếu còn chỉ tiêu. Sau khi học hết năm thứ nhất, SV học các chương trình đào tạo chuẩn có cơ hội học thêm ngành học thứ hai theo chương trình đào tạo bằng kép.Tham khảo thêm thông tin trên website Trường Đại học Giáo dục: http://www.education.vnu.edu.vn/Chúc bạn thành công!
- Xin Thầy cho em hỏi cơ hội học bằng kép tại Trường Đại học Giáo dục?
Th.S Nguyễn Trung Kiên-Phó Trưởng phòng Đào tạo và công tác sinh viên ĐH Giáo dục: Trường Đại học Giáo dục thực hiện liên thông liên kết, phát huy thế mạnh của các các trường đại học thành viên trong ĐHQGHN để đào tạo bằng kép các ngành cử nhân sư phạm của Trường.Hiện tại Trường đang phát triển 06 chương trình đào tạo bằng kép cho các ngành đại học chính quy. Các ngành: Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hoá học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, dự kiến triển khai thực hiện với các ngành từ năm 2014. Đối tượng tuyển sinh: Sau khi học hết năm thứ nhất, Sinh viên hệ chính quy chương trình đào tạo chuẩn các ngành Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Văn học.-
Em tham dự thi vào trường khối D1 thì khi nộp hồ sơ sẽ là ở trường đại học ngoại ngữ, đại học quốc gia Hà Nội. Vậy thì em cũng sẽ ghi nơi nộp hồ sơ đăng kí dự thi trong hồ sơ là ở trường ngoại ngữ đại học quốc gia phải không ạTh.S Đinh Việt Hải - Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐHKHXH&NV:
Chào em, câu hỏi này của em là cần thiết. Khi khai hồ sơ, em chú ý ghi ở mục 2 là trường Đại học KHXH&NV (QHX) còn ở mục 15 – nơi nhận hồ sơ đăng ký dự thi – có nguyên tắc là nộp hồ sơ ở đâu thì ghi ở đó, ví dụ, em nộp tại trường THPT nơi em học thì em ghi tên trường của em còn nếu em nộp tại trường đại học nơi đăng ký dự thi (với khối D của các trường trong ĐHQGHN là trường Đại học Ngoại ngữ) thì em ghi là trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.-
Em rất thích sau này được trở thành Biên tập viên truyền hình, em có định hướng thi vào ngành Báo chí, nhưng đang phân vân giữa ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Học viện Báo chí - Tuyên truyền. Điểm ước chừng thi của em là khoảng trên 19 điểm khối D. Kính mong thầy/cô cho em lời khuyên nên học trường nào cho phù hợp? (Phạm Tuyết Lan-18 tuổi-Hà Nam)?
Th.S Đinh Việt Hải - Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐHKHXH&NV: Chào em, thầy hiểu câu hỏi của em liên quan đến điểm chuẩn trúng tuyển giữa hai trường cùng đào tạo trong tương quan với điểm thi đại học khối D (dự kiến) em có thể đạt được. Thầy cung cấp thông tin để em tham khảo như sau:- Năm 2013, Học viện Báo chí – Tuyên truyền, chuyên ngành Báo truyền hình, khối D1 có điểm trúng tuyển là 21.5.- Năm 2013, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngành Báo chí, khối D1 đến D6 có điểm trúng tuyển là 19.0.Ngành Báo chí của Trường Đại học KHXH&NV từ khóa tuyển sinh năm 2012 sau kiến thức chung thì phân thành 3 chuyên ngành Báo in – Báo điện tử, Phát thanh – Truyền hình, Quan hệ công chúng – Quảng cáo. Vị trí biên tập viên truyền hình được đào tạo ở chuyên ngành Phát thanh – Truyền hình.Ngoài kinh nghiệm đào tạo hơn 20 năm tại một cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của đất nước, hiện nay, sinh viên ngành Báo chí được đào tạo trong môi trường thực hành nghề nghiệp với hệ thống studio hiện đại tương đương với các đài phát thanh, truyền hình và các báo điện tử, đảm bảo cho sinh viên được trang bị kỹ năng nghề nghiệp của các vị trí việc làm trong lĩnh vực báo chí truyền thông nói chung và biên tập viên truyền hình nói riêng.Với mức điểm 19 khối D, em hoàn toàn có thể tự tin đăng ký dự thi vào ngành Báo chí của Trường Đại học KHXH&NV để thực hiện ước mơ của mình. Chúc em thành công.
- Năm nay có nhiều trường tổ chức tuyển sinh theo hình thức mới. Em muốn biết năm nay Khoa Quốc tế - ĐHQGHN tuyển sinh theo hình thức nào và điều kiện xét tuyển là gì ạ? (Trần Quốc Thái, 12 chuyên Toán sư phạm, HN)
TS Trần Anh Hào, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia HN): Năm học 2014 – 2015, Khoa Quốc tế - ĐHQGHN tiếp tục tổ chức tuyển sinh theo hình thức xét tuyển hồ sơ căn cứ vào kết quả thi đại học và kết quả học tập, rèn luyện ở bậc THPT. Năm nay, Khoa Quốc tế tuyển sinh các chương trình đào tạo sau:
1. Chương trình Kinh doanh quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng với chỉ tiêu tuyển sinh 160 sinh viên, thời gian 4 năm, đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Chương trình được xây dựng theo chuẩn đào tạo của các trường đại học uy tín của Hoa Kỳ, Canada. Sinh viên theo học có thể chọn lựa học toàn phần tại Việt Nam hoặc du học bán phần theo mô hình 2+2 hoặc 3+1 tại các ĐH uy tín tại Anh Quốc như ĐH East London.
2. Chương trình Kế toán, Phân tích và Kiểm toán do ĐHQGHN cấp bằng , chỉ tiêu tuyển sinh 110 sinh viên, đào tạo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga theo lựa chọn của sinh viên. Chương trình được xây dựng theo tiêu chuẩn giáo dục châu Âu, trên cơ sở chương trình đào tạo Kế toán, phân tích và kiểm toán của Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Tambov (Liên bang Nga) và chương trình đào tạo Kế toán và Tài chính của Đại học East London (Anh) và Đại học HELP (Malaysia).
3. Chương trình đào tạo Cử nhân khoa học ngành Quản lý liên kết với Trường Đại học Keuka (Hoa Kỳ) đào tạo bằng tiếng Anh, chỉ tiêu tuyển sinh 100 sinh viên. Nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, quy trình đánh giá, giáo trình và tài liệu tham khảo được áp dụng như ở ĐH Keuka. Trong chương trình có các môn học thực nghiệm gấn với thực tế cuộc sống giúp sinh viên xây dựng kỹ năng mềm và các kỹ năng cần thiết khác cho công việc trong tương lai.
4. Chương trình đào tạo Kế toán chất lượng cao (honours) do Đại học HELP (Malaysia)và chương trình đào tạo Kế toán-Tài chính do Đại học East London (Anh) cấp bằng. Chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, chỉ tiêu tuyển sinh 150 sinh viên cho cả hai chương trình. Sau khi tốt nghiệp, các em sẽ được miễn 9/14 môn khi tham gia khoá học để lấy chứng chỉ ACCA (chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp do Hiệp hội Kế toán công chứng của Anh cấp).
5. Chương trình Cử nhân Kinh tế-Quản lý do Đại học Paris Sud (CH. Pháp) cấp bằng. Sinh viên học 2 năm đầu tại Việt Nam, năm cuối tại Pháp. Khi ra trường sinh viên được nhận bằng cử nhân Kinh tế và Quản lý chuyên ngành Kinh tế ứng dụng hoặc Quảng trị doanh nghiệp do Đại học Paris Sud cấp. Đối với các chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài, sinh viên và gia đình muốn liên thông chuyển tiếp du học đều được các trường đại học đối tác chấp nhận và tạo điều kiện.
Ngoài ra, trong năm nay Khoa Quốc tế vẫn tiếp tục đào tạo các chương trình dự bị tiếng và du học bán phần bằng tiếng Trung Quốc, liên kết với các trường đại học Kinh tế -Tài chính Trung Ương Bắc Kinh, Sư phạm Nam Kinh, Sư phạm Quảng Tây và một số trường ĐH khác của Trung Quốc.
Điều kiện xét tuyển:
-Đối với các chương trình do Đại học Quốc gia Hà nội cấp bằng: Kết quả thi đại học năm học 2014 các khối A, A1, D đạt tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN (điểm xét tuyển tối thiểu)
-Đối với các chương trình do đối tác nước ngoài cấp bằng: Kết quả thi đại học năm học 2014 đạt tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. Riêng đối với chương trình Cử nhân Kinh tế Quản lý liên kết với ĐH Paris Sud, CH Pháp thí sinh cần có kết quả thi đại học năm học 2014 các khối A, A1, B, D đạt tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN.
Ngoài ra, để vào thẳng các chương trình đại học, các em cần đáp ứng các điều kiện về trình độ ngoại ngữ tương ứng với từng chương trình. Đối với các thí sinh chưa đáp ứng được điều kiện ngoại ngữ các em được tham gia chương trình ngoại ngữ dự bị của Khoa. Các em có thể tham khảo tại website www.khoaquocte.vn để biết thêm thông tin.
-Năm nay em và nhiều bạn trong lớp em có nguyện vọng thi vào Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Em xin được hỏi sinh viên trường mình có thể được nhận nhiều học bổng không? Học bổng được phân bổ cho sinh viên như thế nào? (Anh Tú, Hà Tĩnh)
TS. Vũ Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN:
Hàng năm Trường ĐHKT có rất nhiều hình thức học bổng cho sinh viên. Bên cạnh “học bổng khuyến khích học tập”, sinh viên còn có thể nhận được các học bổng ngoài ngân sách do các đối tác trong và ngoài nước của trường trao tặng. Việc phân bố các học bổng này còn tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi nhà tài trợ. - Học bổng tài năng Thakral cho tân sinh viên với trị giá 100.000.000đồng/ suất (trong 4 năm học). Học bổng này dành cho 3 sinh viên có triểnvọng của Trường.- Học bổng máy tính cho thủ khoa tuyển sinh đại học.- Học bổng thủ khoa 30 triệu.- Học bổng GE của Quỹ GE Foundation.- Học bổng Diploma in Accounting and Business.- Học bổng POSCO (Hàn Quốc).- Học bổng Pony Chung (Hàn Quốc).- Học bổng Lotte (Hàn Quốc). - Học bổng quỹ tài chính thống nhất Nhật Bản - Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi.- Học bổng Văn hoá Việt Nam Kumho Asiana.- Học bổng toàn cầu SMBC.- Học bổng quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting.- Học bổng hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó.- Học bổng dành cho nghiên cứu khoa học sinh viên.- Học bổng Nguyễn Thái Bình.- Học bổng K-T.- Học bổng Acer.- Học bổng "Sacombank - Ươm mầm cho những ước mơ".- Học bổng thắp sáng ước mơ học đường.- Học bổng từ thiện Minh Đức. Học bổng Vừ A Dính.- Học bổng Quỹ khuyến học Việt Nam - Tập đoàn Thakral.- Học bổng của Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro).- Học bổng Misa.- Học bổng Toshiba toàn phần/ bán phần.- Và còn nhiều học bổng khác...-Em là học sinh của trường bình thường (không phải là trường chuyên). Em không biết tiếng Pháp nhưng em muốn thi vào khoa Pháp của trường. Nếu em đỗ vào trường em sẽ được học cùng lớp với các bạn thi đầu vào bằng tiếng Anh D1 để học tiếng Pháp hay em sẽ học cùng với lớp các bạn học thi D3 (bạn đã học tiếng pháp từ THPT). Mong thầy cô sớm giải đáp thắc mắc này cho em. Em xin cảm ơn.ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV:Các bạn thi vào trường bằng ngoại ngữ D1 (Tiếng Anh) vào tiếng Pháp sẽ được Nhà trường bố trí học cùng 1 lớp, học từ đầu, các bạn thi bằng D3 (Tiếng Pháp) sẽ được bố trí lớp riêng.
- Em đang có ý định thi vào khoa Luật - ĐHQGHN năm nay. Cho em hỏi, nếu em trúng tuyển vào ngành Luật học thì sau năm thứ nhất được học chương trình bằng kép ở những ngành nào của ĐHQGHN ạ? (Thúy Minh, Ninh Bình)ThS. Đỗ Thị Bích Nguyệt – P. Trưởng Phòng Đào tạo, Khoa Luật-ĐHQGHN:S
au năm học thứ nhất nếu kết quả học tập cả năm của em đạt: 2,5/4,0 em sẽ được xét tuyển vào học văn bằng kép. Sinh viên Luật học, Luật Kinh doanh có cơ hội học thêm một bằng đại học thứ 2 chính quy (chương trình đào tạo kép), ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường ĐHNN – ĐHQGHN; ngành Tài chính – Ngân hàng, ngành Kinh tế, ngành Kinh tế Phát triển tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (đối với sinh viên thi tuyển sinh đầu vào khối A, A1, D1).-
Thầy có thể giới thiệu về ngành Ngôn ngữ Anh và văn hóa các nước nói tiếng Anh. Khi theo học ngành này sinh viên sẽ học cụ thể về những gì? Khi ra trường thì có thể làm những công việc như thể nào?ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV:Đây là một ngành đào tạo trong số 21 ngành đào tạo của trường ĐHNN-ĐHQGHN. Sinh viên theo học theo hình thức đào tạo tín chỉ và có thể tốt nghiệp trong thời gian từ 3 đến 4 năm. Ngành học này bên cạnh cung cấp cho người học năng lực sử dụng tiếng Anh ở mức độ thành thục bậc 5 trên thang 6 bậc của Khung ngoại ngữ châu Âu còn chuẩn bị kiến thức và các kỹ năng quan trọng cho cuộc sống nghề nghiệp của bạn sau này. Ngành Ngôn ngữ Anh có các định hướng như kinh tế, quản trị, biên phiên dịch, ngôn ngữ học ứng dụng và quốc tế học. Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh của trường hiện có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội và phát huy rất tốt kỹ năng tiếng Anh và kiến thức chuyên ngành đã được học.
- Em xin hỏi thầy cô Trường Đại học Kinh tế có nhiều hoạt động ngoại khóa dành cho sinh viên không ạ? Em có thể tham gia các hoạt động ngoại khoá gì ạ? (Nguyễn Thị Hương, ở Bắc Ninh)TS. Vũ Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN:
Chào em, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN có rất nhiều hoạt động dành cho sinh viên. Bên Đoàn và Hội có 11 Câu lạc bộ sinh hoạt liên tục với 11 lĩnh vực khác nhau: CLB Enatus cho các bạn thích kinh doanh, CLB YEC nghiên cứu khoa học, CLB vũ điệu Sdancing… và nhiều chương trình học tập, vui chơi, hội thảo… Tùy theo khả năng và sở thích em có thể tham gia các CLB, các chương trình trên. Một số hoạt động sinh viên ĐHKT tổ chức được rất nhiều bạn học sinh quan tâm như: Dạ tiệc Blue Moon Party, Ngày hội đổi đồ Mottainai, Cuộc thi ảnh sinh viên U-pose, Cuộc thi sắc đẹp UEB Spotlight, Cuộc thi kỹ năng Quản lý tài chính Money Boss…Em có thể xem thêm thông tin về hoạt động của Đoàn Hội của Trường tại website ueb.vnu.edu.vn (trong phần Tổ chức đoàn thể) hoặc http://ueb.edu.vn/Sub/14/newsdetail/co_cau_to_chuc/2775/hoi-sinh-vien-truong-%C4%91ai-hoc-kinh-te.htm
- Em muốn thi vào ngành Tiếng Pháp- ĐH Ngoại Ngữ- ĐHQG HN nhưng em chưa hề biết gì về tiếng Pháp. Vậy em có thể thi vào khoa này được không? Và khi học sẽ học lại từ đầu phải không? Có khó khăn hơn so với các bạn thi đầu vào bằng tiếng Pháp không? (Kim Hà, Thọ Xuân, Thanh Hóa)Ths Nguyễn Văn Đoàn, Phó trưởng phòng Chính trị và Công tác HSSV trường ĐHNN-ĐHQGHN:Kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2014 trường ĐHNN-ĐHQGHN có tuyển sinh ngành tiếng Pháp đầu vào thi tiếng Anh. Bạn hoàn toàn có cơ hội để thi vào ngành học này.Tuy nhiên, việc học một ngoại ngữ khác từ đầu sẽ có khó khăn hơn các bạn đã được học ở cấp phổ thông. Ngoài sự giúp đỡ, động viên của giảng viên và các bạn sinh viên học cùng, đòi hỏi bạn phải có nhiều nỗ lực và cố gắng trong học tập.
-Thưa thầy, Trường ĐHNN có quan điểm như thế nào đối với với việc trao đổi, lắng nghe ý kiến của sinh viên? (Lê Hải, Thanh Hóa)ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV:Trường ĐHNN-ĐHQGHN luôn coi trọng tiếng nói của sinh viên. Sinh viên được khuyến khích đưa ra kiến riêng của mình, và được quyền tranh luận. Các thầy cô giáo luôn cảm thấy vui lòng và sẵn sàng nghe sinh viên nêu ý kiến. Đó là một điều kiện giúp sinh viên luôn cảm thấy tự tin, và luôn dám nghĩ, dám nói, dám làm.Khi sinh viên có vấn đề trong học tập và cuộc sống cần trao đổi, các bạn hoàn toàn có thể nhận được sự trợ giúp từ thầy cô giáo một cách nhanh nhất bằng cách gọi điện trực tiếp, gửi email theo địa chỉ: ctct_hssv_dnnn@vnu.edu.vn, hoặc thậm chí đàm thoại online với các thầy cô giáo của mình.-
Em rất thích làm thanh niên tình nguyện, em muốn hỏi phong trào thanh niên tình nguyện của trường ĐHQG như thế nào? Nếu đỗ vào trường thì em cần điều kiện gì để tham gia đội tình nguyện của trường? (Minh Đức, Tân Mai, Hà Nội)Ths Nguyễn Văn Đoàn, Phó trưởng phòng Chính trị và Công tác HSSV trường ĐHNN-ĐHQGHN:
Phong trào TNTN của ĐHQGHN đã được triển khai từ nhiều năm nay, trong đó tập trung chủ yếu vào các đợt hoạt động tập trung như Mùa hè Thanh niên tình nguyện và các hoạt động tình nguyện tại chỗ. Hàng năm, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên ĐHQGHN đều có các hoạt động hướng đến cộng đồng và tập trung hỗ trợ, giúp đỡ cho chính các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại các cơ sở đào tạo của ĐHQGHN.
|
|
Các hoạt động nổi bật của Phong trào TNTN tại ĐHQGHN như Mùa đông ấm cho đồng bào vùng cao, vùng sâu, xa; Phong trào Mùa hè thanh niên tình nguyện nhằm hỗ trợ và giúp đỡ các địa phương về giáo dục, KHCN, môi trường;Phong trào thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo; Quỹ Hỗ trợ Ước mơ xanh nhằm giúp đỡ các bạn sinh viên trong học tập và sinh hoạt.Điều kiện để sinh viên có thể tham gia đội tình nguyện của trường, ngoài sự nhiệt tình, các đội viên cần có sức khỏe, điểm học khá, tiêu chuẩn đạo đức tốt. Để đáp ứng những hoạt động tình nguyện cụ thể,Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên trường tổ chức giới thiệu, hướng dẫn và tuyển đội viên cho từng hoạt động. Sinh viên có nhiều cơ hội để tham gia vì hoạt động tình nguyện được tổ chức xuyên suốt trong năm học.
-Năm nay trường mình có tổ chức thi ngành tiếng Ả Rập không ạ? Chỉ tiêu là bao nhiêu? ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV: Năm nay Nhà trường có tuyển sinh ngành tiếng Ả rập. Chỉ tiêu là 20.
-Em đang băn khoăn không biết nên nộp hồ sơ vào ngành ngôn ngữ Anh hay ngành sư phạm Anh của ĐHNN-ĐHQGHN, xin thầy cho em lời khuyên. (Nguyễn Thị Huyền, Vinh)
ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV
: Về cơ bản sự khác biệt giữa chương trình đào tạo của 2 ngành này là như nhau:+ Đào tạo ngành sư phạm để cung cấp giáo viên cho các trường THPT, cung cấp giảng viên cho các trường đại học và cao đẳng cho cả nước....+ Đào tạo ngành ngôn ngữ để cung cấp đội ngũ biên, phiên dịch, cán bộ làm việc liên quan đến tiếng Anh cho khối các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, v.v...- Trong quá trình học tập ngành sư phạm được nhà nước miễn học phí, ngành ngôn ngữ em phải đóng học phí theo quy đinh. Mức đóng hiện này là 420.000đ/1 tháng. Mỗi ngành học sẽ có những lợi thế riêng. Điều quan trọng là sở thích của em muốn trở thành nhà phiên dịch hay sư phạm. Khi có quyết tâm em mới trở thành sinh viên giỏi và thành công. Chương trình đào tạo, em có thể tham khảo tại đây http://ulis.vnu.edu.vn/daotaochinhquy/233
- Theo em được biết điều kiện tiếng Anh đầu vào của Khoa Quốc tế - ĐHQGHN là trình độ IELTS 5.5 hoặc có chứng chỉ tiếng Anh B2. Em đang học lớp 12 và chưa có các chứng chỉ tiếng Anh trên, liệu em có cơ hội vào học tại Khoa không ạ? (Trần Hoàng Minh, Ninh Xá, Bắc Ninh, 18 tuổi)
TS Trần Anh Hào, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia HN): Thân chào em! Trước hết em không cần phải băn khoăn về chứng chỉ tiếng Anh vì Khoa Quốc tế đã và đang tổ chức chương trình tiếng Anh dự bị đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng tiếng Anh cơ sở và học thuật, giúp sinh viên có đủ năng lực ngoại ngữ để theo học các chương trình đại học. Chương trình được thiết kế phù hợp với sinh viên ở nhiều trình độ khác nhau bao gồm 5 cấp độ, mỗi cấp độ kéo dài 10 tuần với thời lượng 20 giờ/tuần. Khi trúng tuyển nhập học sinh viên sẽ được làm bài kiểm tra trình độ tiếng Anh để xếp lớp. Chương trình đào tạo tiếng Anh dự bị đại học được Khoa Quốc tế rất chú trọng tới chất lượng đào tạo vì đây chính là năm bản lề đầu tiên cho suốt 4 năm học đại học sau này. Tập thể sư phạm gồm các giảng viên Việt Nam và nước ngoài đảm nhiệm. Kết quả học tập được ĐHQGHN và các trường đối tác công nhận.
-Hiện tại có rất nhiều các trường đại học tổ chức các chương trình liên kết quốc tế. Em đang muốn đăng ký vào học tại Khoa Quốc tế - ĐHQGHN. Xin thầy cho biết, điểm khác biệt giữa các chương trình liên kết của Khoa Quốc tế - ĐHQGHN với các chương trình đào tạo liên kết quốc tế khác ạ? (Nguyễn Hoàng Quân, lớp 11 chuyên Anh, HN-Amstecdam)
TS Trần Anh Hào, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia HN):Khoa Quốc tế trực thuộc ĐHQGHN có sứ mệnh phát triển thành trường đại học như các trường đại học thành viên khác theo định hướng nghiên cứu, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực theo chuẩn quốc tế bằng ngoại ngữ dựa trên nền tảng khoa học cơ bản và công nghệ; góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến, cung cấp dịch vụ khoa học và nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Thực hiện sứ mệnh đó, trong 10 năm qua, Khoa Quốc tế đã triển khai các chương trình đào tạo bằng ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc) do ĐHQGHN cấp bằng và các đại học đối tác nước ngoài cấp bằng.
Điểm khác biệt đầu tiên là tất cả các chương trình đào tạo do ĐHQGHN hoặc các đối tác nước ngoài cấp bằng đều được ĐHQGHN thẩm định, phê duyệt và cho phép triển khai theo quy định.
Tham gia giảng dạy là các giảng viên có uy tín của các trường đại học đối tác nước ngoài (chiếm 25-70% thời lượng giảng dạy) và giảng viên cơ hữu của Khoa, của các đơn vị đào tạo và nghiên cứu ttrong và ngoài ĐHQGHN - những thầy giáo, cô giáo không những có chuyên môn giỏi, có phương pháp sư phạm tốt, thành thạo ngoại ngữ mà còn tâm huyết với nghề sư phạm.
Bằng tốt nghiệp của các chương trình đào tạo tại Khoa Quốc tế do ĐHQGHN hoặc các trường đại học đối tác nước ngoài cấp, được quốc tế công nhận. Sinh viên có thể lựa chọn học toàn phần tại Khoa hoặc du học bán phần theo mô hình V + N (V là thời gian đào tại Việt Nam và N la thời gian đào tạo tại nước ngoài). Chỉ số chất lượng đào tạo của Khoa Quốc tế - ĐHQGHN quan trọng nhất là 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau khi ra trường 3 tháng.
-Em muốn học ngành tiếng Nga sau đó học thêm 1 ngành kinh tế, hoặc 1 ngành khác trong ĐHQG, em cần có các điều kiện gì ạ? (Lê Kiên, Hà Nội)
ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV: Điều kiện được học bằng thứ hai là sau năm thứ nhất nếu sinh viên ĐHNN - ĐHQGHN đạt điểm trung bình chung từ 2.5 trở lên thì có thể đăng kí được xét tuyển theo học một trong các chuyên ngành sau: Tài chính ngân hàng, Kinh tế đối ngoại ( ĐHKT), Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Báo chí, Khoa học Quản lý và Quốc tế học(ĐHKHXHNV), Luật học (khoa Luật -ĐHQGHN).
Ngoài ra, sinh viên ngành tiếng: Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn, Ả Rập có cơ hội học thêm chương trình đào tạo lấy bằng thứ hai đại học chính quy ngành Ngôn ngữ Anh; sinh viên các ngành Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật, Hàn, Ả Rập có cơ hội học thêm bằng thứ 2 chính quy tiếng Trung Quốc.
-ĐH QG HN năm nay có ngành nào thi đề riêng không thưa thầy? (Mỹ Lệ, Vinh, Nghệ An)
ThS Vương Thị Phương Thảo, Ban Đào tạo ĐHQGHN: Năm 2014, ĐHQGHN vẫn tổ chức tuyển sinh theo kỳ thi 3 chung của Bộ GD-ĐT
-
Thông tin của Đại học Công nghệ. Nhà em ở xa nên không rõ điều kiện học tập của Nhà trường dành cho sinh viên như thế nào? Thầy cô có thể cho em biết nhiều hơn không ạ?! (Hoàng Giang,
ngochoangthuongde@gmail.com).
Thạc sĩ Lê Thị Phương Thoa, phó trưởng phòng Đào tạo của ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia HN): Chào em, học tập tại Trường Đại học Công nghệ các em sẽ có cơ hội được học tập và nghiên cứu với các giảng viên có trình độ cao (70% có học vị tiến sĩ) nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu; Được sử dụng hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng thực hành và thư viện hiện đại; Được thực tập thực tế tại các tập đoàn công nghệ lớn.
Là trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, các em được sử dụng tất cả điều kiện cơ sở vật chất của ĐHQGHN như ký túc xá, nhà tập đa năng cùng các khu dịch vụ sinh viên đồng bộ tại khuôn viên 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội; Các em còn có cơ hội theo học đồng thời hai ngành đào tạo để nhận hai bằng đại học hệ chính quy; Được nhận học bổng theo quy định của Nhà nước và nhiều loại học bổng khuyến học có giá trị cao của các doanh nghiệp trong và ngoài nước; Được tham gia các đội tuyển dự các cuộc thi Olympic sinh viên và các cuộc thi công nghệ quốc tế như ACM/ICPC, PROCON, Micromouse… ; Được hòa mình vào cuộc sống sinh viên phong phú, nhiều trải nghiệm, được tham gia nhiều câu lạc bộ, được trang bị kỹ năng mềm thông qua các lớp học chính khóa cũng như các hoạt động ngoại khoá giúp sinh viên sống năng động hơn, hạnh phúc hơn và thành công hơn.
- Em chào cô, em rất muốn được theo học ngành Khoa học máy tính của Trường Đại học Công nghệ. Tuy nhiên, em lo lắng trong quá trình học tập bản thân mình không theo kịp. Như vậy, em có cơ hội được chuyển sang ngành Công nghệ thông tin của trường không? Em cảm ơn cô nhiều (Lê Thị Thu Thảo, thuthaolt1703@gmail.com)
Thạc sĩ Lê Thị Phương Thoa, phó trưởng phòng Đào tạo của ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia HN): Chào em, cám ơn em đã lựa chọn Trường Đại học Công nghệ là nơi học tập và nghiên cứu sau khi tốt nghiệp THPT.
Bắt đầu từ năm nay, ngành Khoa học máy tính của Trường Đại học Công nghệ được tổ chức tuyển sinh theo cả chương trình đào tạo chuẩn và chương trình đạt chuẩn quốc tế. Vì vậy, trong quá trình theo học chương trình đạt chuẩn quốc tế ngành Khoa học máy tính nếu em không đạt yêu cầu học tập thì nhà trường sẽ xét chuyển sang học ở chương trình đào tạo chuẩn ngành Khoa học máy tính hoặc chương trình đào tạo chuẩn của ngành học khác phù hợp với nguyện vọng của em, trong đó có cả ngành Công nghệ thông tin mà em có hỏi.
Với hình thức tổ chức đào tạo linh hoạt, em hoàn toàn có thể yêu tâm theo học ngành Khoa học máy tính tại Đại học Công nghệ.
Chúc em sớm trở một thành viên của trường Đại học Công nghệ.
- Em được biết ĐH Kinh tế có chương trình học bằng Tiếng Anh. Các thầy cho em hỏi nếu thi đỗ vào trường, sẽ học bằng Tiếng Anh luôn, hay em phải có trình độ tiếng Anh nhất định mới theo học được chương trình này? (Nguyễn Hữu Hà, Phổ Yên, Thái Nguyên)
TS Vũ Anh Dũng, Phó hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế-ĐHQGHN:
Trường Đại học Kinh tế-ĐHQGHN có chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh đạt trình độ quốc tế học hoàn toàn các môn học bằng tiếng Anh (Đây chỉ là một trong những ưu việt của chương trình).
Ngoài ra, trường có 2 chương trình cử nhân chât lượng cao ngành Kinh tế quốc tế và ngành Tài chính ngân hàng, khoảng 30% số môn học học bằng tiếng Anh.
Sau khi trúng tuyển, nhập học vào trường Kinh tế, sinh viên các chương trình đào tạo này sẽ được học tiếng Anh trong năm đầu tiên tại trường ĐHNN-ĐHQGHN để đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5. Với trình độ tiếng Anh như trên, sinh viên mới có thể học chuyên môn bằng tiếng Anh từ năm thứ hai.
Năm nay ĐH Quốc Gia HN có những điểm mới gì trong tuyển sinh 2014 thưa thầy? (Trần Việt, Hà Tĩnh)
ThS Vương Thị Phương Thảo, Ban Đào tạo ĐHQGHN: Năm 2014, ĐHQGHN tổ chức đánh giá năng lực đối với các thí sinh đã trúng tuyển kỳ thi 3 chung vào ĐHQGHN tham dự các chương trình đào tạo: Chất lượng cao; Tài năng; Tiên tiến; Đạt chuẩn quốc tế.
- Cho em hỏi điều kiện để thí sinh đựơc tuyển thẳng vào ĐH QG có gì khác so với điều kiện chung không? (Lan Nga, Tiên Lãng, Hải Phòng)
ThS Vương Thị Phương Thảo, Ban Đào tạo ĐHQGHN:
Điều kiện tuyển thẳng vào ĐHQG theo quy định chung của Bộ GD-ĐT.
-Các thầy cho hỏi, năm nay ĐHQGHN có ngành nào mới không vì tôi đang muốn biết để tư vấn cho con. (Lê Việt, 45 tuổi, Bạch Mai, HN)
ThS Vương Thị Phương Thảo, Ban Đào tạo ĐHQGHN:
Năm nay, ĐHQGHN có tuyển sinh ngành mới là Quản trị văn phòng thuộc trường Đại học KHXH&NH, Đại học QGHN, thi tuyển theo các khối A, C, D.
- Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngay ở những nhóm ngành nào là cao nhất? (Nguyễn Thị Thu Hà, Krông Nô-Đắc Lắc)
ThS Vương Thị Phương Thảo, Ban Đào tạo ĐHQGHN: Những nhóm ngành có tỷ lệ việc làm cao nhất sau khi sinh viên tốt nghiệp gồm: CNTT, Luật, Ngoại ngữ…
- Cơ hội học lên cao học khi học tại Trường ĐH Giáo dục như thế nào?
TS Trần Hữu Hoan-Phó Hiệu trường trường ĐH Giáo dục-ĐH QGHN: Với quan điểm phát triển đào tạo của nhà trường và tạo điều kiện cho các sinh viên có cơ hội học ở trình độ cao hơn thì đào tạo Cử nhân ở ngành nào thì sẽ tổ chức đào tạo ở bậc sau đại học của ngành đó (Cao học và Tiến sĩ).
Từ năm 2006, trường ĐH Giáo dục đang tổ chức đào tạo Thạc sĩ thuộc 8 chuyên ngành (Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán học/Vật lý/ Hóa học/Sinh học/Ngữ văn và Lịch sử thuộc ngành SP Toán/Vật lý/Hóa học/ Sinh học/Ngữ văn và Lịch sử), Quản lý giáo dục, Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên thuộc ngành Tâm lý học. Chỉ tiêu cho mỗi ngành đào tạo hàng năm từ 40 - 50 học viên. Đặc biệt ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em & vị thành niên được tổ chức đào tạo với sự hỗ trợ của các chuyên gia là Giáo sư của Đại học Vanderbilt Hoa Kỳ.
Như vậy, nếu em học Cử nhân Sư phạm ở ĐH Giáo dục em sẽ có cơ hội học ở trình độ cao hơn của ngành tương ứng.
- Em có một số thắc mắc mong thầy giải đáp ạ:Năm nay, địa điểm thi của trường ở những đâu?
- Sau khi vào được trường thì có phải là tất cả các sinh viên phải tiếp tục thi để xếp vào hệ chuẩn hoặc hệ chất lượng cao hay là thí sinh tự đăng kí thi hoặc không ạ?
- Hệ chuẩn và hệ chất lượng cao có khác biệt như thế nào và điều kiện để vào hệ chất lượng cao là gì? Em xin cảm ơn!
PGS.TS Nguyễn Văn Kim-Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội:
Cuối tháng 5, Nhà trường sẽ gửi Giấy báo dự thi cho các thí sinh, trong đó sẽ thông báo cụ thể thông tin về địa điểm em nhé. Tuy nhiên, nếu lấy trụ sở của Trường là 336 đường Nguyễn Trãi làm tâm thì các điểm thi chỉ trong vòng bán kính 1,5 km em ạ. Đương nhiên, trừ khi em thi tại các cụm thi Hải Phòng, Vinh, Quy Nhơn theo quy định.
Khi dự thi đại học năm nay, các em đều dự thi vào chương trình đào tạo (CTĐT) chuẩn của ngành mình đăng ký. Sau khi trúng tuyển và nhập học, nếu sinh viên có nguyện vọng học các CTĐT chất lượng cao thì đăng ký dự thi vào đầu tháng 09/2014. Việc đăng ký dự thi vào CTĐT chất lượng cao hoàn toàn do sinh viên tự quyết định.
Ngoài bài thi đánh giá năng lực, kỳ tuyển sinh vào CTĐT chất lượng cao còn căn cứ vào kết quả học tập THPT, kết quả thi đại học 3 chung của sinh viên. Khi gửi giấy báo triệu tập thí sinh trúng tuyển, Nhà trường sẽ có hướng dẫn cụ thể cho thí sinh biết về kỳ thi tuyển vào các CTĐT chất lượng cao và trong từ 10/08/2014 đến 30/08/2014, Ban tư vấn tuyển sinh của Trường sẽ tổ chức các chương trình tư vấn trực tuyến cho sinh viên.
- Khác biệt và cũng là ưu thế của CTĐT chất lượng cao so với CTĐT chuẩn là:
+ Chương trình đào tạo được bổ sung và tăng cường các kiến thức chuyên sâu về ngành học, về ngoại ngữ và các kỹ năng bổ trợ.
+ Sinh viên được các giảng viên có chuyên môn cao trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, làm khóa luận tốt nghiệp.
+ Sinh viên được hỗ trợ kinh phí, phương tiện học tập và ưu đãi về học bổng.
- Em thi đỗ và học hệ phiên dịch của trường thầy nhưng khi ra trường em muốn làm giáo viên ngoại ngữ có được không ạ? (Nguyễn Hà, Ninh Bình)
ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV:
Hoàn toàn được. Nếu em đăng ký học một khóa nghiệp vụ sư phạm (06 tháng) để lấy chứng chỉ sư phạm thì em hoàn toàn có thể trở thành giáo viên dạy ngoại ngữ.
- Xin hỏi thầy, nếu điểm thi Đại học của em không đủ điểm chuẩn vào ngành em đã đăng ký, nhưng lại đủ điểm vào ngành khác của trường thì em có cơ hội để học ngành khác hay không?
ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV:Căn cứ vào kết quả thi của thí sinh, Nhà trường sẽ xem xét để chuyển các em không đủ điểm vào ngành đã đăng kí nhưng đủ điểm vào một ngành khác trong trường. Do vậy, cơ hội của các em là rất cao.
-Em học tiếng Nhật ở THPT, em có thể thi ngoại ngữ tiếng Nhật để vào học những ngành nào của trường ĐHNN? (Nguyễn Văn, Hà Tĩnh)
ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV: Em có thể thi ngoại ngữ tiếng Nhật để vào học ngành tiếng Nhật (Sư phạm hoặc Ngôn ngữ Nhật).
- Nếu em đang theo học chương trình đào tạo liên thông giữa ĐHNN và các trường ĐH thành viên của ĐHQGHN mà trong quá trình học em cảm thấy không thể theo học được bằng kép thì có được xin học lại chỉ 1 bằng không ạ? (Minh Hải, Hải Phòng)
ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV:Các sinh viên theo học chương trình đào tạo bằng kép chỉ được cấp bằng ĐH thứ 2 sau khi đã hoàn thành xong và được cấp bằng ĐH thứ nhất.
Trong quá trình theo học, sinh viên có thể xin được bảo lưu hoặc xin thôi học chương trình đào tạo bằng 2 theo quy chế đào tạo của ĐHQGHN. Do vậy nếu em cảm thấy không thể theo được bằng ĐH thứ 2 thì em vẫn tiếp tục theo học chương trình đào tạo bằng 1.
- Em muốn vào trường ĐHNN học, sau đó em muốn đi du học thì em cần phải đạt được điều kiện gì và em được đi du học ở những trường nào trên thế giới, thưa thầy?(Thanh Hà, Hà Đông)
ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV:
Hiện có 2 hình thức du học: Du học tự túc và du học theo học bổng tài trợ của các trường ĐH quốc tế. Nếu em muốn đi du học theo học bổng tài trợ, em cần đạt được các tiêu chuẩn mà các nhà tài trợ đưa ra; Điều kiện đầu tiên là các em phải có điểm TBC tích luỹ đạt loại giỏi trở lên, điểm rèn luyện đạt giỏi…
Hiện nay, trường ĐHNN đang có các học bổng tài trợ của các Trường ĐH ở Pháp, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc, Nga, Đức… Ngoài ra, nhà trường còn có chương trình tuyển sinh đại học liên kết quốc tế. Thí sinh đạt điểm sàn của Bộ GD-ĐT trở lên tại kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ ở tất cả các khối thi có thể dự tuyển vào một trong các chương trình đào tạo sau:
Liên kết với trường ĐH SOUTHERN NEW HAMPSHIRE (Hoa Kỳ)
Liên kết với các trường ĐH Trung Quốc: ĐH Sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải và ĐH Sư phạm Thiểm Tây, Tây An.
Liên kết với trường ĐH Picardie Jules Verne, Pháp.
- Em là 1 học sinh khối D3, em muốn thi Khoa Luật, ĐHQGHN nhưng trong gia đình không ai ủng hộ, em vẫn muốn theo. Xin trường cho em lời khuyên nên thế nào là tốt? Nếu theo đuổi ngành Luật em có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không? (Mai Lan, Quảng Ninh)
ThS. Đỗ Thị Bích Nguyệt – P. Trưởng Phòng Đào tạo, Khoa Luật-ĐHQGHN: Em không cho biết lý do mọi người phản đối mong muốn thi vào Khoa Luật, ĐHQGHN của em, vì vậy, cũng hơi khó để tư vấn cho em. Tuy nhiên, tôi cho rằng gia đình nên tôn trọng và khuyến khích em thi vào Khoa Luật, ĐHQGHN vì, những lý do sau đây:
1) Đối với thí sinh định hướng thi khối D3 – ngành Luật học hay Luật Kinh doanh là lựa chọn tốt hiện nay,
2) Khối D3 đang là một thế mạnh của khoa Luật, khối sinh viên học Pháp ngữ thực sự đã khẳng định được bản thân trong và sau tốt nghiệp – nhiều anh chị sinh viên đã có học bổng du học tại Pháp, Bỉ … và có việc làm tốt sau tốt nghiệp…
Thanh Ha Nguyen: 3) Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, lực lượng cán bộ pháp lý (luật sư, thấm phán, kiểm sát viên, chuyên viên pháp lý … cho các bộ, ngành, Tòa án, Viện Kiểm sát, UBND các cấp hay giảng viên đại học…) hiện nay đang rất cần thiết.
4) Cơ hội có việc làm sau tốt nghiệp tương đối cao
5) Học Luật cho chúng ta những kỹ năng tốt để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và công việc…
Chúc em có quyết định đúng!
- Nhiều người cho rằng học các ngành khoa học xã hội và nhân văn ra trường rất khó xin được việc làm, thầy có thể cho biết một vài thông tin về việc làm của sinh viên Nhà trường sau khi tốt nghiệp trong những năm gần đây được không?
PGS.TS Nguyễn Văn Kim-Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội: Từ năm 2011 đến nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tiến hành khảo sát tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học từ 1 đến 2 năm.
|
PGS- TS Nguyễn Văn Kim, Phó Hiệu Trưởng ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn (ảnh trái) |
Kết quả cho thấy, có đến 11/16 ngành học tỉ lệ sinh viên có việc làm đạt trên 90%, các ngành còn lại tỉ lệ này cũng đạt trên 80%. Trong đó, tỉ lệ sinh viên có việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp chiếm hơn 90% số sinh viên có việc làm.
Kết quả này cho thấy sinh viên học các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung, học tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng không quá khó xin việc làm như nhiều người vẫn nghĩ.
Tuy nhiên, do sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay đang có một sự mất cân đối nhất định trong cơ cấu ngành nghề nên một bộ phận sinh viên Nhà trường đang phải đảm trách các công việc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo.
Bên cạnh đó, một số sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn còn thiếu tính sẵn sàng, chưa bắt kịp được với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động. Chính vì vậy, hiện nay Nhà trường đang tập trung vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, điều chỉnh nội dung đào tạo gắn với thực tiễn nghề nghiệp và nhu cầu xã hội, nhu cầu phát triển đất nước.
- Chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Tiếng Anh (ĐH Ngoại ngữ) năm nay là bao nhiêu và điểm chuẩn của ngành có sự biến động nhiều không thưa thầy?
ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV:Tổng số chỉ tiêu tuyển sinh vào ngành Tiếng Anh (bao gồm các ngành Ngôn ngữ Anh, Sư Phạm Tiếng Anh, Tiếng Anh - Kinh Tế Quốc tế, Tiếng Anh - Tài chính ngân hàng, Tiếng Anh - Quản trị kinh doanh) là 490 chỉ tiêu.
Điểm chuẩn của ngành năm ngoái là 30 điểm trong đó ngoại ngữ nhân đôi. Điểm chuẩn của ngành trong những năm gần đây không có biến động nhiều. Tiện thể, cũng cung cấp luôn cho em là điểm chuẩn của trường là 24 điểm. (chi tiết điểm chuẩn của các ngành, mời em xem tại đây: http://ulis.vnu.edu.vn/tuyensinh)
-Thưa thầy, em được biết trường ĐHNN-ĐHQGHN của thầy có đào tạo bằng kép. Xin Thầy vui lòng cho biết điều kiện để được học bằng kép là gì?
ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV:Điều kiện:Sinh viên đã học xong năm thứ nhất ở trường ĐHNN, có điểm TBC tích lũy từ 2,5/4,0 trở lên được phép đăng ký học thêm một chương trình đào tạo thứ hai ở các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN. Sau khoảng 4,5 - 5 năm, các em tốt nghiệp sẽ được cấp 2 bằng đại học chính quy. Hiện tại, sinh viên các ngành học của trường ĐH Ngoại Ngữ được đăng kí học thêm một chương trình đào tạo thứ hai.
-Tôi muốn biết cụ thể các loại học bổng mà ĐHQG hiện có mà con tôi có thể giành được; Trường cho biết thêm các điều kiện về ký túc xá cũng như các điều kiện để con tôi có thể đăng ký dự thi vào trường? (Một phụ huynh ở Hà Nội)
TS Nguyễn Thị Tuyết, Phó trưởng Ban CT và CTHSSV, ĐHQGHN: ĐHQGHN hiện có 3 loại học bổng: loại thứ nhất, học bổng khuyết khích học tập (hay học bổng từ ngân sách Nhà nước). Học bổng này cũng giống như học bổng của các trường ĐH khác. Nếu khi vào học, các em đạt các yêu cầu về học lực và tu dưỡng đạo đức thì các em có thể được xem xét để cấp học bổng này.
Loại thứ hai, học bổng do các tổ chức, tập đoàn, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ. Tổng học bổng hàng năm ĐHQG có được vào khoảng trên 10 tỷ đồng; mức hỗ trợ cho từng loại học bổng rất khác nhạu. Hiên tại mức học bổng lớn nhất hỗ trợ các em học tập là trên 30 triệu đồng/năm.
Các em có cơ hội nhận được học bổng này nếu các em có kết quả học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, cộng đồng. Các em cũng có thể nhận được học bổng này trong suốt quá trình học trong trường nếu hàng năm các em vẫn duy trì được kết quả học tập.
Loại thứ ba, học bổng đi học tập, trao đổi, giao lưu, tham gia các hội nghị, hội thảo ở các trường đại học danh tiếng trong khu vực và trên thế giới. Có những học bổng toàn phần với mức hỗ trợ học bổng là toàn bộ tiền học phí và sinh hoạt phí lên tới 50.000 USD/năm. Để giành được loại học bổng này, các em cần đạt học lực giỏi và trình độ tiếng Anh đủ tốt để tham gia học.
Bên cạnh việc nhận được các học bổng hỗ trợ cho học tập, trong quá trình học, các em có nhiều cơ hội được tham gia các chương trình giao lưu hội nghị, hội thảo trong khu vực và trên thế giới.
Ký túc xá của ĐHQG Hà Nội được đánh giá là một trong những ký túc xá tốt nhất của Việt Nam trong thời gian qua. Khi ở KTX, các em sẽ được đăng ký ở các phòng ở chất lượng cao với hệ thống công trình phụ khép kín; các ký túc xá có nhà ăn tự chọn; có khu tiếp khách; siêu thị mini, thư viện, các phòng tự học, các câu lạc bộ; các phòng ở nội trú được trang bị điện thoại cố định, có dịch vụ mạng Internet, sinh viên có thể truy cập mạng không dây (miễn phí)
Đặc biệt, ĐHQG đã tích cực chuẩn bị đưa vào khai thác, sử dụng một khu ký túc xá mới hiện đại đáp ứng tốt nhất các điều kiện cho sinh viên.
Em là 1 học sinh khối D3, em muốn thi Khoa Luật, ĐHQGHN nhưng trong gia đình không ai ủng hộ, em vẫn muốn theo. Xin trường cho em lời khuyên nên thế nào là tốt? Nếu theo đuổi ngành Luật em có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không? (Mai Lan, Quảng Ninh)
ThS. Đỗ Thị Bích Nguyệt – P. Trưởng Phòng Đào tạo, Khoa Luật-ĐHQGHN:Em không cho biết lý do mọi người phản đối mong muốn thi vào Khoa Luật, ĐHQGHN của em, vì vậy, cũng hơi khó để tư vấn cho em. Tuy nhiên, tôi cho rằng gia đình nên tôn trọng và khuyến khích em thi vào Khoa Luật, ĐHQGHN vì, những lý do sau đây:
1) Đối với thí sinh định hướng thi khối D3 – ngành Luật học hay Luật Kinh doanh là lựa chọn tốt hiện nay,
2) Khối D3 đang là một thế mạnh của khoa Luật, khối sinh viên học Pháp ngữ thực sự đã khẳng định được bản thân trong và sau tốt nghiệp – nhiều anh chị sinh viên đã có học bổng du học tại Pháp, Bỉ … và có việc làm tốt sau tốt nghiệp…
3) Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, lực lượng cán bộ pháp lý (luật sư, thấm phán, kiểm sát viên, chuyên viên pháp lý … cho các bộ, ngành, Tòa án, Viện Kiểm sát, UBND các cấp hay giảng viên đại học…) hiện nay đang rất cần thiết.
4) Cơ hội có việc làm sau tốt nghiệp tương đối cao
5) Học Luật cho chúng ta những kỹ năng tốt để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và công việc…Chúc em có quyết định đúng!
-
Em được biết trường ĐHNN-ĐHQGHN của Thầy có đào tạo ngành kép. Xin Thầy vui lòng cho biết chỉ tiêu, điều kiện để được học ngành kép là gì? Ra trường em có thể làm việc tại đâu? (Hồ Đức Hải, 17 tuổi, Ninh Bình)
ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV:Hiện nay, trường ĐHNN-ĐHQGHN phối hợp với trường ĐHKT-ĐHQGHN tổ chức đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh các chuyên ngành Tiếng Anh-Kinh tế quốc tế, Tiếng Anh - Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh-Tài chính ngân hàng: - Điều kiện để vào học: Bạn sẽ phải đăng ký dự thi từ khi nộp hồ sơ.- CHỈ TIÊU LÀ 250. Ngoài việc cung cấp cho người học năng lực sử dụng tiếng Anh ở mức độ thành thục là bậc 5 trên thang 6 bậc của Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu, chương trình còn cung cấp kiến thức về văn hóa, đất nước, con người các nước nói tiếng Anh Mỹ và đặc biệt là có khoảng 30 tín chỉ các môn học có nội dung chuyên ngành về kinh tế. Sinh viên tốt nghiệp ra trường vừa có năng lực tốt về tiếng Anh, vừa có kiến thức chuyên ngành nên các em chắc chắn sẽ có được việc làm tốt tại các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước, các công ty đầu tư nước ngoài, các tập đoàn thương mại lớn thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. (Ngoài ra muốn xem chương trình đào tạo chi tiết, xin mời em vào trang web: http://ulis.vnu.edu.vn/daotao)
- Em muốn biết thêm thông tin và điều kiện vào các lớp tài năng của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội? (Nguyễn Thu Hòa, 18 tuổi, tỉnh Nghệ An)Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh, chuyên viên phòng Đào tạo ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia HN):Năm 2014, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN tiếp tục tuyển sinh vào các chương trình đào tạo tài năng, gồm các ngành: Toán học, Vật lý học, Hoá học, Sinh học. Đây là chương trình đào tạo dành cho những SV đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản để đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước. SV tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân tài năng.
Quyền lợi của sinh viên
Ngoài quyền lợi như những SV khác, SV các CTĐT tài năng còn được hưởng các quyền lợi sau:
- Được hỗ trợ kinh phí đào tạo 25 triệu đồng/năm.
- Điều kiện học tập: được ưu tiên sử dụng phương tiện, thiết bị, tài liệu học tập, nghiên cứu. Những SV ở tỉnh xa được bố trí phòng ở miễn phí trong KTX của ĐHQGHN; được các giáo sư, tiến sỹ giỏi, có uy tín giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học.
- Học phí: theo quy định của Nhà nước đối với SV đại học hệ chính quy.
- Học bổng: được cấp học bổng khuyến khích phát triển 1 triệu đồng/tháng, được ưu tiên hỗ trợ kinh phí học tiếng Anh để tối thiểu đạt trình độ C1.
- Được ưu tiên cử đi trao đổi, nâng cao trình độ tiếng Anh ở nước ngoài (trong thời gian hè), được cử đi học ở nước ngoài theo chỉ tiêu của Nhà nước hoặc dự án hợp tác của Trường.
- SV tốt nghiệp, được ưu tiên xét chuyển tiếp cao học, nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài, hoặc được ưu tiên tuyển chọn làm cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu của ĐHQGHN và các trường đại học, viện nghiên cứu khác.
Đối tượng xét tuyển
-Tuyển thẳng (không hạn chế số lượng): thành viên tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và Quốc tế các môn: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học; thí sinh đạt từ giải ba trở lên kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 các môn Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học. CTĐT tài năng Sinh học còn tuyển thẳng thí sinh là thành viên tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và Quốc tế môn Sinh học và thí sinh đạt giải nhất, giải nhì kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 môn Sinh học.
- Xét tuyển: thí sinh trúng tuyển đã nhập học có tổng điểm 3 bài thi tuyển sinh năm 2014, khối A, A1 cao ; CTĐT tài năng Sinh học còn xét tuyển những thí sinh đạt giải ba kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Sinh học và những thí sinh trúng tuyển đã nhập học có tổng điểm 3 bài thi tuyển sinh đại học năm 2014, khối B cao. SV diện xét tuyển sẽ tham dự kỳ thi đánh giá năng lực chung. Kết quả thi tuyển sinh theo “3 chung”, kết quả bài thi đánh giá năng lực, và kết quả đánh giá hồ sơ học tập, rèn luyện ở bậc THPT là cơ sở để tuyển chọn vào học các CTĐT tài năng
- Năm 2014, việc xét tuyển thẳng vào Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội như thế nào? (Nguyễn Đức Huy, 19 tuổi, tỉnh Quảng Ninh)
Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh, chuyên viên phòng Đào tạo ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia HN):Năm 2014, Trường ĐHKHTN tuyển thẳng không hạn chế số lượng những thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực, quốc tế, những thí sinh là thành viên chính thức đội tuyển dự thi Olympic khu vực, quốc tế và những thí sinh đạt giải ba trở lên trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 vào các ngành theo quy định của Bộ GD&ĐT.
|
Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh, chuyên viên phòng Đào tạo ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia HN |
Ưu tiên xét tuyển không hạn chế số lượng những thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng hoặc không đăng ký vào học đúng nhóm ngành theo môn đạt giải nếu dự thi đại học đủ số môn theo quy định, kết quả thi đại học đạt điểm sàn của Bộ GD&ĐT trở lên, không có môn nào bị điểm 0.
Sau khi thí sinh thuộc diện tuyển thẳng đến nhập học sẽ được hướng dẫn chi tiết để được vào học các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế.
-Điểm chuẩn vào Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014 xây dựng theo nguyên tắc nào? (Tô Ngọc Anh, 18 tuổi, tỉnh Hòa Bình)
Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh, chuyên viên phòng Đào tạo ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia HN): Năm 2014, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN vẫn tuyển sinh theo phương thức thi “3 chung” của Bộ Giáo dục và Đào tạo; mã tuyển sinh: QHT, tuyển sinh trong cả nước vào 22 ngành học với 35 chương trình đào tạo;
Điểm trúng tuyển theo ngành kết hợp với điểm trúng tuyển vào Trường theo khối thi. Thí sinh đạt điểm trúng tuyển vào Trường theo khối thi nhưng không đủ điểm vào ngành đăng ký dự thi sẽ được chuyển vào ngành khác của Trường cùng khối thi nếu còn chỉ tiêu.
- Em học tiếng Anh ở THPT, em có thể thi ngoại ngữ tiếng Anh để vào học những ngành nào tại trường ĐHNN?
ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng Chính trị và công tác HSSV:
Em có thể thi bằng tiếng Anh để vào học một trong tất cả các ngành mà Nhà trường có đào tạo. Năm nay, Nhà trường tuyển sinh các ngành học sau đây: Ngôn ngữ Anh, Sư phạm Tiếng Anh, Tiếng Anh-Kinh tế Quốc tế, Tiếng Anh-Tài chính Ngân hàng,Tiếng Anh Quản trị -Kinh doanh, Ngôn ngữ Nga, Sư phạm Tiếng Nga, Ngôn ngữ Pháp, Sư phạm Tiếng Pháp, Ngôn ngữ Trung Quốc, Sư phạm Tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Đức, Ngôn ngữ Nhật, Sư phạm Tiếng Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc và Ngôn ngữ Ảrập.
- Thưa thầy, em muốn biết thêm thông tin về ngành Kinh tế Phát triển ạ. (Hà Nguyễn, Thanh Hóa)
TS. Vũ Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN: Ngành Kinh tế Phát triển học chuyên sâu về Chính sách công, Kinh tế học, Môi trường và phát triển bền vững. Sau khi ra trường các em có thể làm việc tại các dự án phát triển, các tổ chức phát triển và các doanh nghiệp với các công việc như phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng, quốc gia; tham gia lập kế hoạch và thực thi dự án phát triển; tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia hoạch định chính sách phát triển.
Các em cũng có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, đảm nhận các công việc như tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững. Nếu em nào thích làm công việc nghiên cứu và giảng dạy thì cũng có thể trở thành các nghiên cứu viên, giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến kinh tế học, kinh tế phát triển, chính sách công, kinh tế môi trường, phát triển bền vững.
Chi tiết về chương trình đào tạo của ngành kinh tế phát triển cũng như các ngành khác của trường, em có thể tham khảo trên website www.ueb.vnu.edu.vn.
- Xin Thầy cho biết sinh viên của Trường Đại học Giáo dục có được hưởng chế độ miễn học phí như sinh viên các Trường Đại học Sư phạm khác không? Điểm chuẩn tuyển sinh các năm trước của trường là bao nhiêu?
TS Trần Hữu Hoan-Phó Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục-ĐH QGHN: Trường ĐH Giáo dục thuộc ĐH QGHN nằm trong hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên của cả nước, thực hiện 2 nhiệm vụ đào tạo giáo viên THPT và đào tạo cán bộ quản lý giáo dục. Hiện nay trường đào tạo 6 ngành cử nhân sư phạm gồm: Sư phạm Toán, Sư phạm Hóa, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm.
Do vậy, sinh viên Cử nhân Sư phạm của trường được hưởng các chế độ về miễn học phí và các chế độ khác như sinh viên Sư phạm trong các trường Sư phạm khác trong cả nước.
Điểm chuẩn các ngành năm 2013 như sau:
1: Sư phạm Toán: 22 điểm (khối A, A1)
2. Sư phạm Vật lý: 19 điểm (khối A, A1)
3. Sư phạm Hóa học: 22 điểm (khối A, A1)
4. Sư phạm Sinh học: 19,5 điểm (khối A), 22 điểm (khối B), 19,5 điểm (khối A1)
5. Sư phạm Ngữ văn: 20,5 (khối C, D)
6. Sư phạm Lịch sử: 18 điểm (khối C,D)
Điểm chuẩn năm 2013 cao hơn một chút so với các năm 2012, 2011
- Cho em hỏi, nếu em đỗ ngành văn học của trường trong kì thi tuyển sinh năm nay chẳng hạn, nhưng em muốn học thêm ngành báo chí nữa thì quy chế như thế nào ạ?Em xin cảm ơn!
PGS.TS Nguyễn Văn Kim-Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội: Hiện tại, Nhà trường đang triển khai đào tạo chương trình bằng kép các ngành Báo chí, Khoa học quản lý, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quốc tế học cùng với 02 ngành của Trường ĐH Ngoại ngữ là Tiếng Anh, Tiếng Trung.
Sinh viên các ngành học của trường sau năm thứ nhất, đạt học lực loại khá trở nên đều có thể đăng ký học thêm 1 trong số các ngành học nêu trên để sau khi ra trường có cơ hội nhận 02 bằng đại học. Nếu em là sinh viên ngành Văn học, thì từ năm thứ 2 trở đi nếu có nguyện vọng và đạt học lực khá trở lên, em hoàn toàn có cơ hội học thêm ngành Báo chí. Khi học thêm ngành Báo chí, các môn học chung giữa 2 ngành e sẽ chỉ phải học 1 lần nên em sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí mà ra trường lại có cơ hội nhận 02 bằng tốt nghiệp đại học chính quy của 02 ngành khác nhau.
- Thưa thầy, e băn khoăn không biết sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình liên kết quốc tế, cụ thể hơn là sinh viên của Khoa Quốc tế khi tốt nghiệp và đi xin việc có những thế mạnh gì so với các ứng viên khác không? (Bùi Thùy Linh, tỉnh Ninh Bình, 19 tuổi)
TS Trần Anh Hào, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia HN): Sau khi tốt nghiệp các chương trình liên kết quốc tế tại Khoa Quốc tế, sinh viên không những được nhận tấm bằng có giá trị toàn cầu mà điều quan trọng hơn là các em có chuyên môn vững, sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và có những kỹ năng mềm như: kỹ năng tổ chức, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, lãnh đạo… Những kỹ năng này rất quan trọng khi tham gia thị trường lao động trong nước và quốc tế. Chính vì thế, chỉ 3 tháng sau khi tốt nghiệp, 90% sinh viên có việc làm ổn định, theo đúng chuyên ngành đào tạo và có thu nhập cao.
- Xin các thầy cho biết Trường Đại học Giáo dục có những ngành đào tạo nào. Em muốn học về Quản lý giáo dục có thi vào Trường được không và khoa nào thì thích hợp ạ? Xin cảm ơn các thầy cô!
TS Trần Hữu Hoan-Phó Hiệu trường trường ĐH Giáo dục-ĐH QGHN:
Trường ĐH Giáo dục thuộc ĐH QGHN nằm trong hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên của cả nước, thực hiện 2 nhiệm vụ đào tạo giáo viên THPT và đào tạo cán bộ quản lý giáo dục. Hiện nay trường đào tạo 6 ngành cử nhân sư phạm gồm: Sư phạm Toán, Sư phạm Hóa, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn và Sư phạm Lịch sử.
Từ năm 2002, trường đã được Giám đốc ĐH QGHN phê duyệt và ban hành chương trình đào tạo Cử nhân Quản lý giáo dục, song từ năm 2002 Nhà trường mới chỉ tổ chức đào tạo ngành này hệ không chính quy. Hy vọng năm học tới nhà trường sẽ được Giám đốc ĐH QGHN giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo Cử nhân Quản lý giáo dục hệ chính quy.
- Em muốn biết về chương trình đào tạo ngành Kinh tế sau khi tốt nghiệp thì làm ở đâu? Khi em dự thi và điểm của em không trúng tuyển được vào ngành em đăng ký thì em có được chuyển sang ngành khác không ạ? Xin thầy cô giải đáp. (Mai Anh, Thanh Hóa)
TS. Vũ Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN: Sau khi tốt nghiệp ngành Kinh tế, em có thể làm việc tại các tổ chức kinh tế chính trị - xã hội mang tính liên ngành; các tổ chức tư vấn kinh tế; các tổ chức hành chính sự nghiệp, các thể chế kinh tế quốc tế tại Việt Nam; có thể đảm nhiệm cáccông việc như trợ lý phân tích, phản biện và hoạch định chính sách kinh tế; trợ lý tư vấn giám sát việc triển khai các quyết định quản lý,…
Ngoài ra, em cũng có thể nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học; tham gia nghiên cứu các vấn đề về kinh tế, đặc biệt là kinh tế chính trị hiện đại, kinh tế học thể chế; trợ giảng và giảng dạy các môn kinh tế học, kinh tế chính trị quốc tế, các lý thuyết về thể chế kinh tế. Nếu em không trúng tuyển vào ngành đăng ký nhưng đủ điểm trúng tuyển vào trường thì em được chuyển sang ngành khác có điểm trúng tuyển thấp hơn và còn chỉ tiêu.
- Hiện tại có rất nhiều trường, khoa có các chương trình liên kết quốc tế. Xin thầy hãy chia sẻ kinh nghiệm trong việc lựa chọn các chương trình đào tạo liên kết quốc tế?(Nguyễn Tuấn Anh, THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, HN, 18 tuổi)
TS Trần Anh Hào, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia HN): Cùng với xu thế hội nhập quốc tế giáo dục, trong những năm gần đây, nhiều mô hình giáo dục đào tạo mới đã xuất hiện ở nước ta và đã có những tác động tích cực đối với xã hội. Tiêu biểu trong số đấy là các chương trình quốc tế trình liên kết quốc tế. Khi lựa chọn các chương trình liên kết quốc tế các em nênchọn một chương trình đào tạo phù hợp với năng lực, nguyện vọng ngành nghề, khả năng tài chính của bản thân và gia đình các em.
Trường đại học nước ngoài tham gia liên kết đào tạo phải là cơ sở đào tạo có uy tín, được cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại kiểm định và công nhận. Chương trình đào tạo cũng phải là chương trình chính quy, được kiểm định chất lượng, được cơ quan thẩm quyền của nước sở tại cho phép đào tạo và cấp bằng, được cơ quan chức năng của Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Đại học Quốc gia…) thẩm định và phê duyệt. Các em cũng phải học thật tốt ngoại ngữ (vì các chương trình của Khoa đều đào tạo bằng ngoại ngữ), tìm hiểu về môi trường học tập quốc tế qua các nguồn thông tin phổ biến hiện nay (xin truy nhập website: www.khoaquocte.vn để biết thêm thông tin), hình thành thói quen chủ động, tự lập, tăng cường giao lưu trong các hoạt động xã hội, tham gia hoạt động tập thể… vì các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc cũng là một phần trong các chương trình đào tạo quốc tế.
- Qua tìm hiểu em thấy được biết Khoa Quốc tế hàng năm có quỹ học bổng dành cho sinh viên từ 4-5 tỷ đồng. Thông tin này có chính xác hay không? Điều kiện để nhận học bổng của Khoa là gì ạ?(Trần Linh Chi, lớp 12A1, THPT Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình)
TS Trần Anh Hào, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia HN):Điều đầu tiên, xin khẳng định với em đúng là mỗi năm học Khoa Quốc tế đều có quỹ học bổng dành cho sinh viên trị giá từ 4 đến 5 tỉ đồng, hàng năm có khoảng 12-15% sinh viên theo học tại Khoa nhận được các suất học bổng khác nhau. Học bổng cao nhất là học bổng Chu Văn An có giá trị hơn 335 triệu đồng/1 sinh viên/khóa học (miễn 100% học phí và hỗ trị tiền sinh hoạt phí 10 triệu đồng/năm học) và thấp nhất là học bổng Lê Anh Xuân có giá trị 10 triệu đồng/ năm học. Các sinh viên nhập học có kết quả thi đại học đạt điểm từ 23 điểm trở lên có cơ hội nhận được một trong các suất học bổng nêu trên cho toàn bộ thời gian của khóa học (học bổng dài hạn); bên cạnh đó, các suất học bổng ngắn hạn sẽ được trao cho các em sinh viên có thành tích học tập xuất sắt theo từng học kỳ.
Bên cạnh năm loại học bổng truyền thống của Khoa như học bổng Chu Văn An, Yersin, Tạ Quang Bửu, Covalevskaja và Lê Anh Xuân, Khoa Quốc tế còn cấp các suất học bổng như học bổng "Thắp sáng ước mơ" dành cho các em học sinh có thành tích học tập xuất sắc và có thành tích trong hoạt động Đoàn tại các trường THPT. Đặc biệt, nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa thông qua việc đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng làm việc tốt và khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo, từ năm học 2012-2013 cho đến nay Khoa Quốc tế triển khai chương trình học bổng “Hỗ trợ Phát triển Địa phương” (miễn giảm từ 50% đến 100% học phí đối với tất cả các ngành đào tạo do ĐHQGHN cấp bằng) cho các tỉnh, quận huyện trên khu vực miền Bắc. Trong năm học 2012 – 2013 và 2013 - 2014 Khoa đã cấp 43 suất học bổng “Hỗ trợ Phát triển Địa phương” cho các chương trình đại học.
Song song với các loại học bổng của Khoa Quốc tế, sinh viên Khoa Quốc tế còn có cơ hội được nhận các học bổng giá trị của các trường đại học đối tác nước ngoài, cụ thể như sau:
- Đại học Keuka (Hoa Kỳ) hàng năm cấp 10 suất học bổng trị giá khoảng 22.630 USD/sinh viên/năm học (tương đương khoảng 470.000.000 đồng).
- Đại học Giao thông Trùng Khánh (Trung Quốc) dành 5 suất học bổng, miễn 100% học phí cho sinh viên Khoa Quốc tế học hệ đào tạo tiếng Trung Quốc tại Khoa hay sang Trung Quốc.
- Ngoài ra phải kể đến một số học bổng khác như của ĐH HELP (Malaysia), ĐH Lunghwa (Đài Loan) và các trường đại học đối tác tại LB Nga.
Chi tiết về giá trị và điều kiện của các chương trình học bổng em có thể tìm hiểu thêm trên website của Khoa Quốc tế: www.khoaquocte.vn.
- Tại trường cấp III em rất thích tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và đoàn thể. Xin cho em hỏi ở Khoa Quốc tế em có cơ hội tham gia vào các hoạt động Đoàn hay không? Đoàn Khoa Quốc tế mang lại cho chúng em những lợi ích gì?(Hoàng Ngọc Hoa, trường THPT Kim Liên, HN)
TS Trần Anh Hào, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia HN):Khoa Quốc tế luôn khuyến khích, động viên và hỗ trợ sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn do Khoa cũng như Đoàn ĐHQGHN tổ chức. Đoàn Khoa Quốc tế tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực như: chính trị tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao và NCKH.
|
TS Trần Anh Hào, Phó Trưởng khoa Quốc tế- ĐH Quốc Gia HN |
Hoạt động Đoàn của Khoa Quốc tế được đánh giá cao. Đoàn Khoa Quốc tế đã giành được nhiều bằng khen của Trung ương Đoàn, Thành đoàn Hà Nội và ĐHQGHN. Một số hoạt động Đoàn của Khoa Quốc tế đã gây được tiếng vang trong giới HS – SV Hà Nội như cuộc thi Miss IS, Festival Văn minh IS, Nội san IStudent, bản tin hình IS!TV… Bên cạnh hoạt động Đoàn, tại Khoa Quốc tế sinh viên còn có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa thông qua các câu lạc bộ như CLB tiếng Anh, CLB tiếng Nga, CLB Âm nhạc, CLB Tình nguyện, CLB Khiêu vũ… Khi tham gia các hoạt động này các em sẽ được phát triển các kỹ năng mềm như: kỹ năng tổ chức, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm… Bên cạnh đó, thông qua hoạt động đoàn, các em còn mở rộng các mối quan hệ, kết nối với các sinh viên trong toàn Khoa và các đơn vị bạn, qua đó em sẽ cảm thấy gắn bó và yêu quý hơn mái trường của mình.
- Được biết Khoa Quốc tế là một đơn vị liên kết đào tạo với nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới. Em rất muốn học tại Việt Nam và nhận bằng do một đại học Anh cấp, vậy xin thầy cho em hỏi em sẽ có thể theo học những chuyên ngành gì? (Nguyễn Tuấn Việt, lớp 12 song ngữ, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, HN)
TS Trần Anh Hào, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia HN):Hiện nay, Khoa Quốc tế đang hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn 30 trường đại học nước ngoài có uy tín tại các nước Anh, Australia, Mỹ, Malaysia, Pháp, Nga, Trung Quốc…
Khoa Quốc tế đang triên khai chương trình đào tạo Cử nhân ngành Kế toán và tài chính liên kết với Đại học East London (Anh), do Đại học East London cấp bằng. Chương trình Cử nhân Kế toán và tài chính của Đại học East London được Cơ quan kiểm định giáo dục của Anh (QAA-The Quality Assurance Agency, UK) kiểm định và công nhận. Tốt nghiệp chương trình Cử nhân Kế toán và tài chính của Đại học East London, sinh viên được miễn 9/14 môn thi chứng chỉ Kế toán Công chứng Anh (ACCA).
Các em có thể lựa chọn học toàn phần tại Khoa Quốc tế hoặc du học bán phần theo mô hình: V + N (V là thời gian đào tạo tại Việt Nam và N là thời gian đào tạo tại nước ngoài).
Nếu em đăng ký học ngành Tài chính - Ngân hàng của trường, ra trường em có thể làm việc ở những cơ quan như thế nào? Xin thầy cho em biết ạ. (Xuân Trường, Ninh Bình).
TS. Vũ Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN:
Chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường ĐHKT được thiết kế có tham khảo chương trình của Trường Kinh doanh Wharton thuộc Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ), có điều chỉnh, bổ sung một số môn học phù hợp với đặc trưng của Việt Nam.
Nhằm giúp sinh viên dễ dàng lựa chọn định hướng nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu cao của thực tiễn, các môn học tự chọn chuyên sâu về tài chính và ngân hàng được đưa vào giảng dạy với những kiến thức cập nhật chuẩn quốc tế, phù hợp với thực tiễn hoạt động của các tổ chức tài chính, ngân hàng và các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, với các chương trình thực tập, thực tế và các khóa học ngoại khóa phong phú cùng sự hợp tác của các đối tác trong và ngoài nước, sinh viên được rèn luyện kỹ năng, cập nhật kiến thức nghề nghiệp, thích ứng và làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp. Chính vì vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, có khả năng phân tích, trợ giúp hoạch định chiến lược và quản trị hoạt động tại:
(1) Các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và các định chế tài chính khác trong và ngoài nước; (2) Các cơ quan quản lý nhà nước như: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan khác của Chính phủ; (3) Với những kiến thức, kỹ năng tích lũy được, những sinh viên có đam mê nghiên cứu và giảng dạy có thể phát triển nghề nghiệp tại các viện nghiên cứu hay trường đại học trong nước.
- Em là học sinh của một trường Dự bị đại học dân tộc, năm nay em có nguyện vọng được vào học tại Khoa Luật, ĐHQGHN, vậy, năm 2014 chỉ tiêu và nguyên tắc xét tuyển thí sinh diện dự bị dân tộc như thế nào?(thuylinh108@)
ThS. Đỗ Thị Bích Nguyệt – P. Trưởng Phòng Đào tạo, Khoa Luật-ĐHQGHN:
Thực hiện Công văn số 142/BGD ĐT-KHTC ngày 10/01/2014 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và căn cứ khả năng tiếp nhận của đơn vị,
Năm 2014 Khoa Luật sẽ tiếp nhận 15 học sinh đã hoàn thành chương trình dự bị đại học của tất cả các trường Đại học Dự bị dân tộc trên toàn quốc (bằng 5% tống chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy năm 2014 của Khoa Luật).
Nguyên tắc xét tuyển: Xét kết quả tuyển sinh đại học và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh sau 1 năm học dự bị, xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.
- Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa rồi, em đạt giải ba môn Ngữ Văn, vậy em có được tuyển thẳng vào Khoa Luật, ĐHQGHN không? (nguyenhien585296@)
ThS. Đỗ Thị Bích Nguyệt – P. Trưởng Phòng Đào tạo, Khoa Luật-ĐHQGHN: Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy quy định:
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào đại học theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.
Ngành học tuyển thẳng vào đại học của học sinh đạt giải ba môn Ngữ văn (cũng như các môn đạt giải nhất, nhì, ba và khuyến khích các môn khác) hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể, thí sinh theo dõi trên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tùng vũ tung511115029@gmail.com: Em gái em năm nay thi đại học, em gái em thuộc diện khuyết tật có được trợ cấp hàng tháng, vậy cho em hỏi là em gái em làm hồ sơ thi đại học có thuộc dạng đối tượng ưu tiên nào không?
TS Vũ Viết Bình- Phó Trưởng ban Đào tạo ĐH QGHN:
Theo quy chế tuyển sinh ĐH chính quy: thí sinh là người khuyết tật đặc biệt thuộc đối tượng được tuyển thẳng; Thí sinh là người khuyết tật nặng thuộc đối tượng 07 thuộc nhóm ưu tiên 2 (được cộng thêm 1 điểm vào kết quả thi 3 chung của Bộ GD&ĐT).
|
TS Vũ Viết Bình- Phó Trưởng ban Đào tạo ĐH QGHN |
-Em nghe các anh chị nói trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ. Xin thầy cho em hỏi, học tín chỉ có lợi thế gì so với học theo cách truyền thống trước đây?
PGS.TS Nguyễn Văn Kim-Phó Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội:
Cảm ơn em đã quan tâm đến hoat động đào tạo của Nhà trường.
Trường ĐH KHXH&NV bắt đầu triển khai đào tạo theo tín chỉ từ năm học 2006 – 2007. Việc học theo tín chỉ sẽ mang lại các lợi thế lớn sau:
Lợi thế thứ nhất: Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung, thời lượng của chương trình. Do đó, việc học theo tín chỉ sẽ tạo điều kiện cho các em phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. Đây là yếu tố rất quan trọng cho quá trình phát triển năng lực của người học bởi sau khi tốt nghiệp, năng lực làm việcđộc lập, tính chủ động, sáng tạo là yếu tố được nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động luôn đánh giá cao.
Lợi thế thứ hai: Các chương trình đào tạo được xây dựng theo mô hình đào tạo tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt cao nên sinh viên có thể chọn trong chương trình đào tạo những môn học phù hợp với mình và đồng thời, sinh viên có thể học cùng lúc hai ngành đào tạo để sau tối đa là 6 năm học, có 2 bằng cử nhân. Đây là lợi thế rất lớn và riêng có ở ĐHQGHN từ năm học 2008 – 2009 đến nay mà xã hội đã bắt đầu quen với tên gọi chương trình đào tạo bằng kép.
Lợi thế thứ ba: Sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đầy đủ số lượng tín chỉ do trường đại học quy định. Mỗi năm Nhà trường có 4 đợt xét tốt nghiệp nhằm đảm bảo khi sinh viên hoàn thành các điều kiện tốt nghiệp là được xét cấp bằng ngay. Bên cạnh đó, quy chế đào tạo tín chỉ quy định tối thiểu là 3 năm, sinh viên có thể được công nhận tốt nghiệp nếu hoàn thành chương trình đào tạo cùng các điều kiện khác. Chính vì vậy, sau 6 năm đào tạo theo tín chỉ, đã có xấp xỉ 500 sinh viên tốt nghiệp sớm từ 1 học kỳ đến 1 năm học, giúp cho sinh viên sớm có cơ hội tìm kiếm việc làm và tiết ki
Lợi thế thứ tư: Phương thức đào tạo theo tín chỉ phản ánh được những mối quan tâm và những yêu cầu của người học và nhu cầu của các nhà sử dụng lao động.Lợi thế thứ năm: Phương thức đào tạo theo tín chỉ hầu như đã trở thành phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Phương thức đào tạo theo tín chỉ đã và đang tạo được sự liên thông giữa các cơ sở đào tạo đại học trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia vào các chương trình đào tạo quốc tế. Trong 6 năm qua, mỗi năm Nhà trường công nhận tín chỉ tích lũy từ các trường đại học nước ngoài, trường đại học trong nước cho hàng trăm lượt sinh viên.
- Em muốn học ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông, em được biết ngành học đó được đào tạo bằng Tiếng Anh. Vậy, em xin hỏi nếu em không đáp ứng yêu cầu về Tiếng Anh thì lúc đó em phải làm như thế nào? (Lê Thúy Anh, Quảng Bình)
ThS. Lê Thị Phương Thoa, Phó Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ- ĐHQGHN:
Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông của Trường Đại học Công nghệ được tổ chức đào tạo theo cả chương trình đào tạo chuẩn và chương trình đạt chuẩn quốc tế.
Sinh viên theo học chương trình đạt chuẩn quốc tế ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông được bố trí dành thời gian học Tiếng Anh trong năm thứ nhất tại trường Đại học ngoại ngữ với mục tiêu hết năm thứ nhất sinh viên phải đạt được tối thiểu 5.5 IELTS để có thể học các môn chuyên môn bằng Tiếng Anh theo lộ trình tăng dần theo thời gian: tối thiểu một môn học ở học kỳ hai của năm thứ nhất, ít nhất 50% số môn học trong năm thứ hai và 100% môn học từ năm thứ ba trở đi.
Sau năm thứ nhất, nếu sinh viên nào không đạt được trình độ Tiếng Anh theo yêu cầu thì sẽ được xem xét để chuyển sang ngành học theo chương trình đào tạo chuẩn phù hợp với nguyện vọng của sinh viên. Ngoài ra, trong quá trình theo học chương trình đạt chuẩn quốc tế nếu sinh viên không đạt yêu cầu học tập nhà trường sẽ xét chuyển sang học ở chương trình đào tạo chuẩn phù hợp với nguyện vọng của sinh viên.
- Em muốn học ngành Cơ điện tử của ĐH Công nghệ, em hỏi khi học em có được đi thực tập ở các xí nghiệp không? (Minh Đức, Hà Tĩnh)
ThS. Lê Thị Phương Thoa, Phó Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ- ĐHQGHN: Trường ĐH Công Nghệ đã ký kết hợp tác với Tập đoàn Viện máy và dụng cụ công nghiệp (IMI) xây dựng và tuyển sinh đào tạo chương trình Cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ – Điện tử từ năm 2007.
Vì vậy, khi học tập tại Trường, ngoài việc sử dụng các cơ sở vật chất của trường Đại học Công nghệ, các sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử còn được sử dụng các điều kiện của Viện IMI dành cho công tác đào tạo như: thực tập xưởng, thực tập tại các phòng thí nghiệm với nhiều trang thiết bị hiện đại và luôn được bổ sung, đổi mới, sau khi tốt nghiệp còn có cơ hội được tuyển dụng vào làm việc tại tập đoàn IMI.
- Em rất thích được đi du học ở nước ngoài ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Vậy cho em hỏi cơ hội được đi du học khi theo học ở Đại học Công nghệ có cao không ạ? và cần phải có những điều kiện gì?
ThS. Lê Thị Phương Thoa, Phó Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ- ĐHQGHN: Trường Đại học Công nghệ có nhiều quan hệ hợp tác với các trường, các viện nghiên cứu tiên tiến của nước ngoài, trong những năm qua, Nhà trường đã cử được rất nhiều sinh viên đi học thạc sĩ và làm nghiên cứu sinh ở các trường như: Đại học Paris 11, Đại học quốc gia Singapore, Viện Khoa học Công nghệ Tiên tiến Nhật bản JAIST, trường POSTECH Hàn Quốc,…
Để có thể được đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài sau bậc đại học, ngoài kết quả học tập tốt, sinh viên cần phải chuẩn bị về Tiếng Anh, cần tham gia nghiên cứu khoa học từ năm thứ 3, thứ 4. Trường ĐHCN hiện có rất nhiều nhóm nghiên cứu mạnh như: nhóm nghiên cứu về xử lý ngôn ngữ tự nhiên, công nghệ phần mềm, tin sinh học, công nghệ nanô, thiết kế điện tử,… các em có rất nhiều cơ hội tham gia nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giầu kinh nghiệm và được làm việc cùng với các anh chị học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Chúc em thành công!
- Thầy, cô có thể cho em biết những bạn trẻ có tính cách như thế nào thì phù hợp với ngành học Truyền thông và mạng máy tính và công việc của một kỹ sư Truyền thông và mạng máy tính sau khi tốt nghiệp ra trường là gì ạ? (Ngọc Bích, Nông Cống, Thanh Hóa)
ThS. Lê Thị Phương Thoa, Phó Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ- ĐHQGHN:
Cũng như nhiều ngành học khác thì TT&MMT rất cần sự đam mê về các vấn đề kỹ thuật, ham muốn tìm tòi sáng tạo.
Một trong những công việc đặc trưng của ngành học này là quản trị các mạng máy tính và mạng viễn thông. Các hệ thống này hết sức phức tạp và luôn có thể xảy ra các sự cố. Vì vậy cần các bạn vừa có tính nhanh nhạy, nhưng cũng đồng thời phải cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì.
Trong lĩnh vực mạng và truyền thông nói riêng và CNTT nói chung thì việc làm rất đa dạng nhưng có thể kể ra một số vị trí công việc điển hình là quản trị các hệ thống mạng máy tính, quản trị các tổng đài viễn thông; nghiên cứu phát triển các thiết bị mạng, phát triển các phần mềm liên quan đến mạng máy tính.
Các bạn được đào tạo kiến thức tổng hợp trong lĩnh vực CNTT-TT nên cũng hoàn toàn có thể làm các công việc như một kỹ sư phần mềm, đặc biệt là lập trình các phần mềm cho các thiết bị nhúng, ví dụ như điện thoại di động.
Tất nhiên, các bạn có thể tiếp tục ở lại trường đại học để giảng dạy và học tập nghiên cứu ở bậc học cao hơn.
- Em muốn nộp hồ sơ thi ĐH trực tiếp vào Khoa Luật, Đại học QGHN, em phải nộp ở đâu, thời gian nộp như thế nào? (shijikun94@))
ThS. Đỗ Thị Bích Nguyệt – P. Trưởng Phòng Đào tạo: Em có thể mua hồ sơ tại các hiệu sách. Nếu bạn là thí sinh tự do, bạn sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại một trong các trường đại học sau đây:
Trường Đại học KHTN (nếu bạn thi khối A, A1), trường Đại học KHXH&NV (nếu bạn thi khối C), trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học QGHN (nếu bạn thi khối D1, D3). Mã đăng ký dự thi của thí sinh tự do là 99. Thời gian nộp hồ sơ từ 18/4 đến hết 17h ngày 29/4/2014.
- Em được biết ĐH Công nghệ mới tuyển sinh thêm ngành Truyền thông và mạng máy tính, em mong muốn được cung cấp thêm thông tin về ngành học này? (Thu Lan, TP Thanh Hóa)
ThS. Lê Thị Phương Thoa, Phó Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghệ- ĐHQGHN:
Ngành Truyền thông và Mạng Máy tính của Trường Đại học Công nghệ là ngành đào tạo có yếu tố liên ngành giữa CNTT và ĐT-VT với mục tiêu đào tạo nhân lực cho thiết kế, phát triển, vận hành và quản trị các hệ thống mạng và các ứng dụng mạng, nhằm đáp ứng các nhu cầu cao trong xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ mạng.
|
ThS Lê Thị Phương Thoa- Phó Trưởng phòng đào tạo ĐH Công Nghệ ĐH Quốc Gia HN |
Ngành TT&MMT của Trường ĐH Công nghệ đào tạo kỹ sư với thời gian đào tạo chuẩn 4,5 năm và là một chương trình đào tạo hiện đại được Trường ĐHCN thiết kế theo cách tiếp cận chuẩn đầu ra và có sự tham gia tư vấn của chuyên gia quốc tế. Vì vậy chương trình đảm bảo tốt các kiến thức và kỹ năng thực tế để làm việc cho các em. Chương trình được áp dụng phương pháp đào tạo mới là học thông qua trải nghiệm. Rất nhiều kiến thức và kỹ năng sinh viên sẽ được học thông qua thực tập tại các phòng thực hành và phòng thí nghiệm hiện đại về mạng và truyền thông.
Chúng tôi đào tạo đúng tính chất liên ngành của ngành này với sự tham gia chặt chẽ của 2 khoa là Khoa CNTT và Khoa ĐT-VT. Giới thiệu một vài môn học mà các em sẽ được học như: mã hóa thông tin, quản trị mạng, an ninh mạng, lập trình mạng, mạng không dây, truyền thông đa phương tiện, bên cạnh đócác em còn được học các kiến thức về điện tử và vô tuyến như mạch điện tử, truyền sóng và ăng ten,…Vì vậy, chương trình đào tạo bao quát đầy đủ các kiến thức của mạng truyền thông hiện đại từ kiến thức cơ sở về điện tử đến các kiến thức để xây dựng ứng dụng hệ thống trên mạng. Chúc em may mắn!
-Em muốn hỏi là sắp tới sẽ lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ. Vậy tiêu chí mà ĐH Quốc gia Hà Nội đưa ra trong xét vào trường là gì ạ? (Thu Hoài, 18 tuổi, Bắc Ninh)?
TS Vũ Viết Bình- Phó Trưởng ban Đào tạo ĐH QGHN:
Hiện nay ĐH QGHN căn cứ vào kết quả thi 3 chung của Bộ GD&ĐT để xét tuyển vào các trường ĐH thành viên
- Các thầy giáo trường ĐH Quốc gia có thể tư vấn cho chúng em biết thời gian các khoa của trường dừng nhận hồ sơ thi ĐH là khi nào ạ? (Hoàng Ánh, 20 tuổi, Bắc Giang)?
TS Vũ Viết Bình- Phó Trưởng ban Đào tạo ĐH QGHN:Theo quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường ĐH tổ chức thi từ 18/4 đến 17h ngày 29/4.
ĐH QGHN quy định việc nhận hồ sơ đăng ký dự thi trực tiếp của thí sinh theo thời gian trên như sau:
Trường ĐH Khoa học tự nhiên nhận hồ sơ đăng ký dự thi khối A, A1, B.
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nhận hồ sơ đăng ký dự thi khối: C
Trường ĐH Ngoại ngữ nhận hồ sơ đăng ký dự thi khối: D
- Em được biết ngành Kế toán, phân tích và kiểm toán đã được đào tạo lâu năm tại Khoa Quốc tế, em rất quan tâm đến ngành học này và muốn học bằng tiếng Anh. Xin thầy giới thiệu cho em cụ thể về ngành học này? Em có thể làm công việc gì sau khi nhận bằng tốt nghiệp Kế toán, phân tích và kiểm toán? (Vũ Duy Anh, 12 D1, trường THPT Lương Thế Vinh, HN)
TS Trần Anh Hào, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia HN): Chương trình Kế toán, phân tích và kiểm toán được xây dựng theo chuẩn giáo dục châu Âu, trên cơ sở chương trình đào tạo Kế toán, phân tích và kiểm toán của Đại học Tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Tambov (LB Nga) và chương trình đào tạo Kế toán và Tài chính của Đại học East London (Anh). Sinh viên có thể lựa chọn học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga.
Ngoài việc học tập lý thuyết về kế toán, phân tích tài chính và kiểm toán, sinh viên còn được thực hành các phần mềm kế toán đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và nước ngoài. Thời gian đào tạo là 4 năm, sau khi tốt nghiệp em sẽ nhận bằng Cử nhân Kế toán, phân tích và kiểm toán hệ chính quy do ĐHQGHN cấp. Với tấm bằng tốt nghiệp Kế toán, phân tích và kiểm toán, em có thể đảm nhiệm các công việc như kế toán viên, kiểm toán viên, chuyên viên phân tích hoạt động kinh doanh, tài chính, thị trường, chuyên gia tư vấn về kế toán, kiểm toán hay giảng viên , nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo về lĩnh vực kế toán – kiểm toán, tài chính – ngân hàng, học tiếp lên bậc cao hơn…
Hiện tại sinh viên của Khoa Quốc tế tốt nghiệp chương trình này đang làm việc tại các ngân hàng, doanh nghiệp có uy tín như Ngân hàng Vietcombank, Techcombank, Standard Chartered, Liên Việt Postbank, Công ty kiểm toán quốc tế Deloitte… và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
- Năm 2014 Khoa Luật, ĐHQGHN có thực hiện tuyển sinh đại học theo 3 chung của Bộ GD-ĐT không? Việc tuyển sinh vào Chương trình đào tạo chuẩn, đào tạo chất lượng cao có gì khác so với năm 2013? (phuong mai yongpi96@)
ThS. Đỗ Thị Bích Nguyệt – P. Trưởng Phòng Đào tạo, Khoa Luật - Đại học QGHN: Năm 2014 Khoa Luật – ĐHQGHN vẫn tổ chức tuyển sinh theo 3 chung của Bộ GD & ĐT.
- Thực hiện chủ trương Đổi mới tuyến sinh đại học của Bộ GD & ĐT, của ĐHQGHN, năm 2014 Khoa Luật bắt đầu triển khai thí điểm đổi mới tuyển sinh đại học chính quy theo phương thức đánh giá năng lực đối với chương trình đào tạo Chất lượng cao (Chương trình đào tạo chuẩn chưa áp dụng). Cụ thể như sau:
+ Thí sinh trúng tuyển sau khi đã nhập học vào các ngành đào tạo của Khoa Luật sẽ được tham dự kỳ thi đánh giá năng lực chung để chọn vào học chương trình chất lượng cao.
+ Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao: thí sinh sẽ tham dự bài thi đánh giá năng lực chung và xét hồ sơ (kết quả học tập, rèn luyện bậc THPT, kết quả kỳ thi tuyển sinh 3 chung của Bộ GD & ĐT).
+ Thí sinh dự tuyển vào Chương trình đào tạo chất lượng cao phải dự kỳ kiểm tra năng lực tiếng Anh (ưu tiên đối với thí sinh có trình độ tiếng Anh tốt).
- Em xin hỏi là ngành Kinh tế quốc tế là học về lĩnh vực gì ạ? Và nếu em muốn học ngành có liên quan đến giao dịch quốc tế trong ngân hàng thì em phải thi vào ngành nào ạ? Em xin cảm ơn! (Nguyễn Thị Huế, TT Huế)
TS. Vũ Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN: Học ngành Kinh tế quốc tế, các em được học các môn liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế. Sau này ra trường các em có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Lập kế hoạch, kinh doanh, chuỗi cung ứng, đối ngoại tại các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các khu kinh tế, khu công nghiệp...
- Hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài, thương mại và tài chính quốc tế tại các Bộ, ban ngành, địa phương, cơ quan quản lý của chính phủ, các tổ chức quốc tế.
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu.
Nếu em muốn học ngành có liên quan đến giao dịch quốc tế trong ngân hàng thì em nên theo học ngành Tài chính – Ngân hàng.
- Em muốn thi vào khoa Toán của ĐH Khoa học tự nhiên. Cho em hỏi năm nay ước chừng có bao nhiêu thí sinh dự thi và tỷ lệ chọi có cao không ạ? (Thành Đạt, 20 tuổi, Thái Bình)
TS Vũ Viết Bình- Phó Trưởng ban Đào tạo ĐH QGHN:17h ngày 29/4 là hạn cuối cùng thí sinh nộp hồ sơ đăng kí dự thi vào các trường ĐH, CĐ theo kỳ thi 3 chung của Bộ GD&ĐT. Vì vậy, hiện nay chưa có thông tin về số thí sinh đăng kí dự thi vào các ngành học như em mong muốn.
- Cho em hỏi học ngành Kế toán ở Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN sau khi ra trường làm việc gì và ở đâu ạ? (Minh Hà, Đống Đa, HN)
TS. Vũ Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN: Chương trình đào tạo ngành kế toán được thiết kế có tham khảo chương trình đào tạo cử nhân kế toán của Trường ĐH Queensland, Australia, có điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với thực tế VN. Nội dung chương trình có khối kiến thức chung, khối kiến thức theo lĩnh vực, theo khối ngành, nhóm ngành, khối kiến thức chuyên sâu và bổ trợ, và khối thực tập, khóa luận tốt nghiệp.
Ngoài ra, các chương trình thực tập, thực tế và các khóa học ngoại khóa giúp sinh viên có cơ hội thâm nhập thực tiễn công tác kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp, từ đó sinh viên có thể củng cố kiến thức và rèn luyện các kỹ năng mềm để thích ứng và làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên ra trường có thể đảm nhận các công việc như nhân viên kế toán, chuyên viên phân tích và tư vấn về kế toán, trợ lý kiểm toán tại các doanh nghiệp và các tổ chức khác; giảng viên và nghiên cứu viên tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở nghiên cứu.
- Em được biết, năm nay, Bộ GD-ĐT giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường ĐH. Vậy năm nay ĐH Quốc gia Hà Nội có thực hiện việc làm này không. Nếu có thì tuyển sinh viên sẽ như thế nào? (Tuyết Mai, 19 tuổi, Nghệ An)
TS Vũ Viết Bình- Phó Trưởng ban Đào tạo ĐH QGHN: Kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2014 ĐH QGHN tổ chức thi tuyển sinh theo kỳ thi 3 chung của Bộ GD&ĐT, không tổ chức tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, theo lộ trình đổi mới tuyển sinh của ĐH QGHN, thí sinh trúng tuyển nhập học đủ điều kiện đăng kí học chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chuẩn Quốc tế, chất lượng cao sẽ tham dự kỳ thi đánh giá năng lực.
- Cho em hỏi năm nay điểm sàn thi đại học của ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ được tính như thế nào? (Nguyễn Tuấn, 18 tuổi, tỉnh Thanh Hóa)
TS Vũ Viết Bình-Phó trưởng ban đào tạo ĐH QGHN:
Căn cứ kết quả thi tuyển sinh theo đề thi 3 chung của Bộ GD&ĐT, căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh đã được công bố, các đơn vị đào tạo của ĐH QGHN sẽ xây dựng điểm trúng tuyển theo ngành, nhóm ngành của đơn vị mình. ĐH QGHN sẽ xác định điểm trúng tuyển tối thiểu vào ĐH QGHN, đó cũng là điểm đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo trong toàn ĐH QGHN. ĐH QGHN không có điểm sàn.
- Em dự định thi vào ngành Luật học nhưng em đang băn khoăn chưa biết đăng ký chọn thi vào trường nào – vì hiện nay có nhiều trường đào tạo Luật, như: trường Công đoàn, trường ĐH Luật Hà Nội, Khoa Luật Kinh tế của ĐH Kinh tế Quốc dân, Khoa Luật – ĐHQGHN, trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Khoa Luật – ĐH Huế...? Xin cho em biết, nếu em đăng ký dự thi và trúng tuyển vào Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN em có được những cơ hội gì vượt trội so với các trường khác trong quá trình học tập? (Thúy Anh, Hà Nội)
ThS. Đỗ Thị Bích Nguyệt: Khoa Luật – ĐHQGHN có mục tiêu đào tạo chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Năm 2014 Khoa tuyển sinh 2 ngành: Luật học và Luật Kinh doanh. Trong đó ngành Luật học có chương trình đào tạo chất lượng cao (CLC).
Thứ nhất, vấn đề lựa chọn cơ sở đào tạo để dự thi:
|
THs Đỗ Bích Nguyệt, Phó trưởng phòng đào tạo, Khoa Luật, ĐH Quốc Gia HN |
Nếu em lựa chọn dự thi vào Khoa Luật, ĐHQGHN em sẽ có cơ hội chọn lựa một trong nhiều khối thi: Khối A, khối A1, khối C, khối D1, khối D3. Điểm đỗ đại học vào Khoa Luật trong những năm vừa qua không quá cao. Tốt nghiệp ngành Luật em có cơ hội làm việc đa dạng tại nhiều lĩnh vực:
Làm việc tại các cơ quan nhà nước bao gồm: các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, công an; các cơ quan chính quyền các cấp và các tổ chức, chính trị - xã hội;
- Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc các doanh nghiệp;
- Làm công tác giảng dạy và nghiên cứu;
- Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ và các tổ chức quốc tế.
Thứ hai, những cơ hội vượt trội khi em trúng tuyển vào Khoa Luật:
- Đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm (tỷ lệ GS.TS Luật chiếm tỷ lệ cao nhất trong các cơ sở đào tạo Luật trên cả nước: 6 GS.TS, 08 PGS. TS, trong đó: 02 GS.TSKH).
- Sinh viên có cơ hội học thêm một bằng đại học thứ 2 chính quy (chương trình đào tạo kép), ngành Ngôn ngữ Anh tại Trường ĐHNN – ĐHQGHN; ngành Tài chính – Ngân hàng, ngành Kinh tế, ngành Kinh tế Phát triển tại trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
- Có cơ hội tham gia học tập tại Chương trình đào tạo tăng cường tiếng Pháp (đối với thí sinh thi khối D3 hoặc đã học tiếng Pháp) do tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) cấp chứng chỉ, kết thúc khoá học sinh viên có cơ hội nhận được học bổng học thạc sỹ tại Pháp, Bỉ...
- Cơ hội tham gia các chương trình học tập, hội thảo, trao đổi giao lưu quốc tế trong và ngoài nước.
- Sinh viên chương trình CLC ngành Luật học được tham gia miễn phí các khóa học ngoại khóa cung cấp kỹ năng để có thể thích ứng và làm việc ngay sau khi tốt nghiệp.
- Cơ hội được tham gia các hoạt động ngoại khoá tại Văn phòng thực hành nghề Luật (CLE).
- Cơ hội được tham gia các câu lạc bộ sinh viên: Câu lạc bộ tiếng Anh chuyên ngành, Câu lạc bộ Luật gia trẻ và các hoạt động phong trào Đoàn - Hội.
- Ngoài ra, em cũng có rất nhiều cơ hội để nhận học bổng từ các nhà tài trợ, đối tác của ĐHQGHN và Khoa Luật dành cho những sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt, những sinh viên là cán bộ Đoàn, cán bộ lớp, cán bộ Hội có thành tích tiêu biểu, những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn....
-Em được biết Khoa Quốc tế - ĐHQGHN có tổ chức các chương trình liên kết quốc tế. Điều kiện xét tuyển các chương trình của Khoa thế nào, thầy có thể giới thiệu cụ thể các ngành đào tạo tại Khoa Quốc tế - ĐHQGHN được không ạ? (Nguyễn Ngọc Anh, tỉnh Phú Thọ, 18 tuổi)
TS Trần Anh Hào, Phó Chủ nhiệm Khoa Quốc tế (ĐH Quốc gia HN):Khoa Quốc tế - ĐHQGHN là một trong những cơ sở công lập đầu tiên của Việt Nam tổ chức các chương trình đào tạo liên kết quốc tế. Hiện nay, Khoa đang hợp tác với hơn 30 trường đại học có uy tín trên thế giới triển khai thành công các chương trình đào tạo đại học, sau đại học bằng tiếng nước ngoài do ĐHQGHN hoặc trường đại học đối tác cấp bằng. Các chương trình đào tạo đại học do ĐHQGHN cấp bằng gồm các ngành: Kinh doanh quốc tế (đào tạo bằng tiếng Anh); Kế toán, phân tích và kiểm toán (đào tạo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga) và một ngành mới vừa được ĐHQGHN ban hành ngày 01/4/2014 là ngành Hệ thống thông tin quản lý (đào tạo bằng tiếng Anh). Các chương trình đào tạo do nước ngoài cấp bằng gồm các ngành: Kế toán và Tài chính do Đại học East London (Anh) cấp bằng; Kế toán chất lượng cao do Đại học HELP (Malaysia) cấp bằng; Khoa học Quản lý (chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp, Marketing, Kế toán) do Đại học Keuka (Hoa Kỳ) cấp bằng; Kinh tế - Quản lý do Đại học Paris Sud (Pháp) cấp bằng và Sư phạm tiếng Trung do Đại học Sư phạm Nam Kinh hoặc Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) cấp bằng...
Các chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế được thiết kế theo chuẩn giáo dục đại học nước ngoài, hoặc được nhập khẩu “nguyên đai nguyên kiện” từ các trường đại học uy tín nước ngoài, được các cơ quan kiểm định nước ngoài công nhận, được ĐHQGHN thẩm định và cho phép đào tạo.
Tham gia giảng dạy chương trình là các giảng viên có uy tín của các trường đại học đối tác nước ngoài (chiếm 25-70% thời lượng giảng dạy) và giảng viên cơ hữu của Khoa, của các đơn vị đào tạo trong và ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên không những được nhận tấm bằng có giá trị toàn cầu mà điều quan trọng hơn là các em có chuyên môn vững, sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và có những kỹ năng mềm như: kỹ năng tổ chức, thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý, lãnh đạo… Những kỹ năng này rất quan trọng khi tham gia thị trường lao động trong nước và quốc tế. Chính vì thế, chỉ 3 tháng sau khi tốt nghiệp, 90% sinh viên có việc làm ổn định, theo đúng chuyên ngành đào tạo và có thu nhập cao.
Về điều kiện xét tuyển:
(i). Đối với chương trình Kế toán và Tài chính, Kế toán chất lượng cao, Khoa học Quản lý, các em phải có kết quả thi đại học đạt tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đạo đức tốt.
(ii). Đối với chương trình Kinh doanh quốc tế; Kế toán, phân tích và kiểm toán, Kinh tế - Quản lý, các em phải có kết quả thi đại học các khối A, A1, D đạt tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào của ĐHQGHN (điểm xét tuyển tối thiểu); đạo đức tốt.
Điểm quan trọng là để giúp các em sinh viên có đủ trình độ ngoại ngữ theo học các chương trình đào tạo của Khoa cũng như đi du học nước ngoài, Khoa Quốc tế tổ chức các chương trình ngoại ngữ dự bị đại học, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp. Hoàn thành chương trình ngoại ngữ dự bị đại học, sinh viên được chuyển tiếp lên học đại học, hoặc có đủ kiến thức để thi chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương trình độ B2 theo khung tham chiếu châu Âu).
- Thưa thầy, em ở Ninh Bình, em dự kiến sẽ học chương trình đạt chuẩn quốc tế ngành Quản trị kinh doanh của trường, em muốn được ở KTX có được không thầy, trường có những chính sách gì đặc biệt cho chương trình này không ạ? (Kim Anh, Hà Đông, HN).
TS. Vũ Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN:
Chào em, nếu em học chương trình đạt chuẩn quốc tế ngành QTKD, em được ở trong KTX của ĐHQGHN em nhé.
Sau khi trúng tuyển vào chương trình đạt chuẩn quốc tế ngành Quản trị kinh doanh, các em được học một năm tiếng Anh tại Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN để đạt điểm tiếng Anh tương đương IELTS 5.5, từ năm thứ 2 các em sẽ học chuyên môn tại Trường ĐH Kinh tế, các môn học được học bằng tiếng Anh do các giảng viên trong nước và quốc tế, nhà quản lý, doanh nhân có trình độ chuyên môn cao với học vị từ tiến sĩ trở lên và giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy.
|
TS Vũ Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh Tế, ĐHQGHN |
Đặc biệt các em được tham gia rất nhiều chương trình học tập, nghiên cứu khoa học, hội thảo, trao đổi, giao lưu trong nước và quốc tế; tham gia nhiều đợt thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp và các hoạt động ngoại khóa khác. Ngoài ra, em cũng có rất nhiều cơ hội để được tiếp cận với các học bổng có giá trị lớn được tài trợ bởi các đối tác của ĐHQGHN và Trường ĐHKT.
- Thưa thầy, em đọc trên cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh, thấy ĐHQGHN có những CTĐT bằng kép. Cho em hỏi Trường ĐH Kinh tế có những CTĐT bằng kép nào ạ? Nếu em học tại trường ĐHKT thì em được học thêm những CTĐT nào ạ? (Mai Nga, Thọ Xuân, Thanh Hóa)
TS. Vũ Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN:
Sinh viên trường ĐH Kinh tế có cơ hội được học thêm một chương trình đào tạo nữa (học đồng thời hai chương trình đào tạo, hay còn gọi là bằng kép), đó là ngành Ngôn ngữ Anh của Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN, ngành Công nghệ Thông tin của Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, ngành Luật Kinh doanh của khoa Luật – ĐHQGHN. Đối với sinh viên ngành Kinh tế, Kinh tế phát triển của trường còn có thêm cơ hội học ngành Kinh tế quốc tế, Tài chính – Ngân hàng.
Chúc em may mắn và thành công!
-Thưa thầy, điều kiện để được dự thi vào các chương trình chất lượng cao của trường là ĐH Kinh tế gì ạ? Em đọc trên các báo nói là thi đánh giá năng lực, em xin thầy cho biết rõ hơn được không ạ?
TS. Vũ Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN
:Sau khi trúng tuyển, nhập học vào trường, nếu em muốn học các chương trình chất lượng cao ngành Kinh tế quốc tế và Tài chính – Ngân hàng của trường, em sẽ tham dự bài thi đánh giá năng lực chung, phỏng vấn đánh giá năng lực cá nhân và xét hồ sơ (kết quả học tập, rèn luyện bậc THPT, kết quả thi tuyển sinh đại học) để được tuyển chọn vào các chương trình đào tạo trên.
Dự kiến bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực chung của ĐHQGHN gồm 6 phần, thời gian làm bài là 195 phút. bao gồm nội dung kiến thức cơ bản thuộc chuẩn kiến thức, kỹ năng của cấp THPT. Bài thi gồm có 3 đầu điểm: phần viết luận, phần ngôn ngữ và phần lập luận định lượng. Chi tiết cụ thể, nhà trường sẽ thông báo sớm trên Website của trường www.ueb.vnu.edu.vn. Em theo dõi để có thêm thông tin nhé.
Chúc em có kỳ thi may mắn và thành công!
Từ 9h - 11h ngày 8/4, Báo Điện tử VOV tổ chức buổi giao lưu trực tuyến Tư vấn tuyển sinh vào Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây là là dịp để các bạn học sinh cùng quý phụ huynh hiểu rõ hơn về những thay đổi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 và có định hướng phù hợp trong lựa chọn ngành nghề.
Tham gia buổi giao lưu trực tuyến có các Giáo sư, Tiến sĩ giàu kinh nghiệm của Đại học Quốc gia Hà Nội như: GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Vũ Viết Bình, Phó Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Nguyễn Thị Tuyết, Phó Ban công tác HSSV Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Vũ Anh Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế- ĐHQGHN; ThS. Lê Thị Phương Thoa, Phó Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Công nghệ; TS. Trần Hữu Hoan, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục; TS. Trịnh Thị Thúy Giang, Trưởng Phòng công tác HSSV, trường Đại học Khoa học Tự nhiên; ThS. Đinh Việt Hải, Phó Trưởng phòng Đào tạo, Đại học KHXH&NV; ThS. Phạm Văn Kim, Trưởng Phòng công tác HSSV, trường Đại học Ngoại ngữ; PGS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV.
Thông qua buổi giao lưu trực tuyến, những thắc mắc, băn khoăn của các em học sinh trước khi quyết định đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm nay sẽ được các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia hàng đầu của Đại học Quốc gia Hà Nội giải đáp tận tình, thấu đáo.
Các chuyên gia cũng sẽ giúp học sinh và quý phụ huynh biết được nhu cầu nguồn nhân lực trong thời gian tới để có sự đầu tư thích hợp vào việc học của con em; tư vấn cho học sinh và phụ huynh những định hướng sáng suốt, giúp các em có con đường vào đời hợp lý nhất…/.