Câu chuyện kiện tụng một loạt nhân tài ở Đà Nẵng sử dụng tiền ngân sách của Nhà nước đi du học nhưng không trở lại quê hương làm việc đã khiến xã hội thực sự lo ngại vì họ không chỉ gây lãng phí tiền bạc của Nhà nước mà còn làm mất niềm tin của nhân dân.
Trước đó, câu chuyện “Vì sao người giỏi không về nước làm việc?” cũng được đưa ra bàn luận tại Quốc hội hồi đầu tháng 11/2015. Một đại biểu ở TP HCM đã day dứt đặt câu hỏi: “Vì sao 13 học sinh đoạt giải cao trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” đi du học thì có đến 12 em không trở về nước?”.
Tại sao “Nhân tài một đi không trở lại?”, Tiến sĩ (TS) Vũ Thu Hương, trường Đại học Sư phạm đã lý giải và đưa ra những giải pháp hữu ích xung quanh vấn đề này.
PV:Nhiều người giỏi đã đi học ở nước ngoài không trở về nước với lý do nếu về nước thì là một sự lãng phí khi môi trường làm việc, điều kiện nâng cao trình độ, cơ chế, chính sách về lương bổng ở Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn để họ phát triển. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
Tiến sĩ Vũ Thu Hương |
TSVũ Thu Hương: Lý do mà những bạn trẻ có tài năng đưa ra chưa thực sự thuyết phục vì tùy thuộc vào chính sách của từng cơ quan, đơn vị trong việc thu hút họ làm việc. Đúng là hiện nay có tình trạng nhiều địa phương, cơ quan tuyển dụng một cách tiêu cực theo kiểu “nhất thân nhì quen” và phải “chạy chọt”.
Trường hợp khác là Tiến sĩ Lê Xuân Định đã tốt nghiệp xuất sắc ở CHLB Đức nhưng đã quay trở về làm và được cất nhắc làm Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học & Công nghệ).
Ngay tại ĐH Sư phạm Hà Nội, nhiều nghiên cứu sinh đi học tập ở nước ngoài rồi trở về nước. Việc tuyển dụng ở trường cũng rất khắt khe, nghiêm túc, không phải là có chế độ đặc biệt với những người thân quen.
Còn về lương bổng, nhiều nhân tài cho rằng, mức lương của Nhà nước dành cho cán bộ có trình độ cao hiện nay chưa thực sự hợp lý. Còn khi sinh sống ở nước ngoài, các bạn trẻ dễ tìm kiếm việc làm với mức lương rất cao. Tôi nghĩ đây cũng là vấn đề cần được xem xét vì đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người giỏi chưa thực sự muốn quay trở về nước.
Kinh phí cử cán bộ đi học tập khá cao so với mức sống của người dân
PV:Thời gian qua, một số địa phương có tình trạng cử cán bộ đi học tập ở nước ngoài theo Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Đề án 922) bằng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sau đó họ không trở về quê hương làm việc theo đúng cam kết. Vậy theo bà, chúng ta phải có biện pháp như thế nào?
Ngoài ra, chúng ta nâng cao ý thức và trách nhiệm thực hiện lời hứa của các cán bộ, học viên được địa phương cử đi học tập ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, từng gia đình cần có sự nhìn nhận, thay đổi tư duy định hướng cho con em mình học xong là định cử ở nước ngoài làm việc, chỗ nào có lợi cho mình thì ở mà quên đi rằng, người giỏi được cử đi học là sự quan tâm của Nhà nước thì phải có trách nhiệm công dân đối với nơi mình sinh ra và lớn lên. Đây cũng là giáo dục cho các bạn có được đạo đức công dân song hành với tài năng. Nếu chúng ta nhắc nhở gia đình có con em đi du học bằng ngân sách Nhà nước một cách nghiêm túc thì chắc chắn tình trạng “nhân tài một đi không trở lại” sẽ được khắc phục.
Tài năng phải song hành cùng với đạo đức và ý thức trách nhiệm
PV:Nhìn ở góc độ khác, việc chọn lựa ở lại nước ngoài hay trở về nước làm việc là lựa chọn của mỗi người. Có thể là những ngành học, ngành nghiên cứu được các bạn trẻ phát huy hết khả năng khi làm việc ở nước ngoài. Điều quan trọng là nhân tài đó đã đóng góp như thế nào cho đất nước. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?