Tỉnh Bình Định chú trọng chuyển đổi số và giải quyết thủ tục hành bằng phương thức trực tuyến, tạo thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Đầu tháng 10 vừa qua, anh Phan Văn Hoài, trú phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đến Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Quy Nhơn để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Quy Nhơn hướng dẫn anh Hoài làm các thủ tục liên quan và hẹn 15 ngày sau trở lại nhận kết quả. Anh Phan Văn Hoài cho biết, các khoản phí liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính đều được thanh toán trực tuyến qua các tài khoản ngân hàng, không dùng tiền mặt nên rất thuận tiện cho người dân.
“Hồ sơ được làm rất nhanh, những thủ tục tôi không hiểu được công chức hướng dẫn làm cho đúng. Việc giải quyết hồ sơ bằng trực tuyến rất hiệu quả cho người dân. Trong khi người dân công việc rất nhiều, giải quyết nhanh để họ còn đi làm việc khác”- anh Phan Văn Hoài cho biết.
Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Quy Nhơn, ngoài số lượng công chức được bố trí tiếp nhận hồ sơ còn tăng cường luân phiên 2 cán bộ từ các xã, phường để hỗ trợ, hướng dẫn người dân tạo tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Mục tiêu của UBND thành phố Quy Nhơn là từng bước chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử. Theo đó, cắt giảm thủ tục hành chính từ 5 ngày xuống 3 ngày đối với một số thủ tục thuộc thẩm quyền của thành phố. Đến nay, thành phố Quy Nhơn đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, hầu hết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Quy Nhơn đều được giải quyết nhanh. Ông Phạm Hùng Lâm, Phụ trách cải cách hành chính - Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Quy Nhơn cho biết, người dân có thể nộp sơ trực tuyến hoặc giao dịch trực tuyến và nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính công ích tại nhà.
“UBND thành phố Quy Nhơn đã chỉ đạo các ngành từng bước chuyển đổi số hoàn toàn và tiếp nhận hồ sơ trực tuyến. Đồng thời số hóa dữ liệu trên các lĩnh vực, thành sơ trong được thông qua phần mềm do thành phố đầu tư trong năm 2023. Phần mềm này sẽ tự động nhận dạng các thành phần hồ sơ để trực tiếp đưa vào các cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu số hóa. Từ đó, công dân có thể tận dụng kết quả của giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện các thủ tục tiếp theo”- ông Phạm Hùng Lâm cho biết.
Đến nay, UBND tỉnh Bình Đình đã phê duyệt phương án đơn giản hóa thành phần hồ sơ, cắt giảm thời gian giải quyết giảm từ 1 đến 20 ngày đối với 170 thủ tục hành chính của 18 sở, ngành. Tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bình Định và 100% bộ phận một cửa cấp huyện, xã đã triển khai áp dụng biên lai, hóa đơn điện tử thay thế cho biên lai, hóa đơn giấy. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Định đã tiếp nhận hơn 407.600 hồ sơ, trong đó 99,7% hồ sơ được giải quyết đúng và trước hạn.
Việc xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số được đẩy mạnh đã phát huy hiệu quả tích cực, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Bình Định đã tham mưu UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các sở, ngành xây dựng hệ thống dữ liệu của từng ngành phục vụ công tác số hóa; kết nối cơ sở dữ liệu của các bộ ngành, nhất là kết nối cơ sở dữ liệu giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, sẽ tiến tới đồng bộ hóa để quản lý công việc trên nền tảng số.
“Hiện nay, tất cả các đơn vị về cơ bản báo cáo là hồ trơ trực tuyến hết nhưng khi rà lại thì không phải như vậy. Nhất là chỗ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh không phải là trực tuyến, đôi lúc mỗi cái đơn, công văn là trực tuyến, còn lại tất cả nội dung hông phải trực tuyến. Chúng tôi đang cố gắng yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh sớm cài đặt nền tảng quản lý công việc cho tất cả lãnh đạo các cấp để trên cơ sở nhập đầu việc vào là đúng ngày, đúng giờ nó hiện lên, đã giải quyết xong chưa? Chưa giải quyết xong tự động in ra chứ không theo dõi nữa”- ông Phạm Anh Tuấn cho biết./.