Sáng nay (25/5), tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức Hội nghị Công bố chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021 và chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo cải cách thủ hành chính của Chính phủ chủ trì hội nghị.
Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ cho thấy, Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đứng ở Top đầu với chỉ số cải cách hành chính trên 90%. 13 Bộ đạt chỉ số trên 80% đến dưới 90% và duy nhất Bộ là Khoa học Công nghệ đạt chỉ số trên 78,7%. Có 11/17 bộ có chỉ số cải cách hành chính trên mức trung bình. Bộ Tư pháp đạt chỉ số cao nhất với kết quả gần 92%, Bộ Khoa học và Công nghệ có kết quả thấp nhất. Về kết quả chỉ số cải cách hành chính tại các tỉnh, thành phố được phân theo 3 nhóm; cụ thể nhóm A đạt kết quả chỉ số từ 90% gồm 3 tỉnh, thành phố lần lượt là: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng. Nhóm B đạt kết quả chỉ số từ 80%- dưới 90% gồm 59 tỉnh, thành phố; Nhóm C đạt kết quả từ 70% - dưới 80% gồm 3 tỉnh nằm cuối từ dưới lên gồm: Kiên Giang, Tiền Giang, Phú Yên.
Còn theo kết quả đo lường về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong năm qua cho thấy, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính nói chung cả nước là 87%. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính của 63 tỉnh nằm trong khoảng 94.07% - 82.79%. Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức chủ yếu tiếp cận thông tin về cơ quan cung cấp ứng dụng dịch vụ công và quy định thủ tục hành chính thông qua chức năng, với số lần chỉ là 50,88% và 62,72%, còn lại là các định thức khác. Thống kê cũng cho thấy, trên 3% người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để thực hiện dịch vụ công; 0,45% phản ánh công việc gây phức tạp, sách nhiễu, 0,14% phản ánh phải nộp thêm tiền/ lệ phí trong quá trình dịch vụ giao dịch. 46/63 tỉnh người dân, tổ chức phản ánh công việc gây phức tạp, sách nhiễu và 22/63 tỉnh có phản ánh phải trả thêm tiền/lệ phí…
Tuy nhiên, 3 nội dung mà người dân, tổ chức mong đợi các cơ quan hành chính nhà nước cải thiện nhiều nhất là: trên 54% mong đợi tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính; Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính với 51.89%; Tăng cường nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính, với trên 47%.
Chia sẻ tại hội nghị, bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng– địa phương đứng ở vị trí thứ 3 thuộc Top đầu của bảng xếp hạng cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức thành phố đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến và chuyển đổi số tại các cơ quan hành chính.
"Cải các thủ tục hành chính phải đi đôi với chính quyền điện tử và chuyển đổi số, cho nên cần tuyên truyền cũng như đẩy mạnh nội dung và hướng dẫn các dịch vụ công trực tuyến một cách sẵn sàng, cũng là một nội dung mà lãnh đạo thành phố rất quan tâm. Với cách tiếp cận như vậy thì thành phố Đà Nẵng đã xây dựng thành phố thông minh, nếu như tất cả chúng ta đều đồng bộ mới có thể có một kết quả về cải cách thủ tục hành chính một cách tốt và bền vững được; và 100 % các dịch vụ công mức độ 4 được quy định, thì đến nay thành phố Đà Nẵng đã triển khai đem lại thuận lợi cho người dân" - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng cho hay./.