vov_tram_dung_xe_buyt_nhanh_brt_18_gjyz.jpg
Dự án xe buýt nhanh Hanoi BRT là một hợp phần nằm trong dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới. Dự án này được coi là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đô thị, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng của TP Hà Nội. 
Tuyến Xe buýt nhanh Hanoi BRT có chiều dài khoảng 14,7 km, với 21 nhà chờ (12 nhà chờ 4m và 9 nhà chờ 5m), 01 trạm chung chuyển bến xe Kim Mã, 01 trạm đầu cuối Yên Nghĩa, 04 cầu đi bộ tiếp cận nhà chờ và 01 trạm sửa chữa, bảo dưỡng trong bến xe Yên Nghĩa. Tuyến sẽ sử dụng loại xe buýt 12m. 
Sau 1 năm chậm tiến độ, dự án này sẽ được vận hành vào ngày 15/12. Tuy nhiên, cho đến ngày hôm nay (12/11), nhà chờ Hoàng Đạo Thúy trên đường Lê Văn Lương còn khá ngổn ngang.
Một thông báo được ghi nguệch ngoạc trên cửa ra vào. Khoảng trống vẫn đủ để 1 người dễ dàng lách vào trong.
Bên trong nhà chờ,  bụi bám mọi nơi.
 
Hệ thống đi ngầm vẫn chưa hoàn thiện?
 
Vẫn còn treo lủng lẳng các loại nẹp, vít trên cửa ra vào.
 
Hệ thống đường ray cửa chưa được lắp đặt hết hay bị mất trộm?
Nhà điều hành. Theo ông Hà Huy Quang, Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng phương án tổ chức vận hành tuyến xe này với tần suất 5 phút/chuyến, từ Kim Mã đến Yên Nghĩa đi hết từ 40 đến 45 phút (khoảng 14 km).
Nhà chờ Hoàng Đạo Thúy nhìn từ bên đường trông khá cũ kỹ. Để đạt được tốc độ và tần suất trên, Sở GTVT Hà Nội đã đưa ra 3 giải pháp ưu tiên cho xe buýt này hoạt động gồm: Có đèn tín hiệu giao thông ưu tiên khi qua nút giao; ở một số tuyến có đường ra vào, sẽ bịt lại để ưu tiên hoàn toàn cho xe buýt nhanh; hạn chế bớt xe ô tô và đặc biệt là taxi, ô tô không cần thiết đi vào tuyến này.
Vật liệu xây dựng ngổn ngang, dang dở trên đoạn đường dẫn đến nhà chờ.
Cảnh tương tự diễn ra tại nhà chờ trên đường Láng Hạ.
Tuy nhiên, ở nhà chờ này đã có một số bảng thông báo sửa chữa, hoàn thiện.
Một số công nhân nghỉ trưa trong nhà chờ này. Dưới nền nhà là dụng cụ vệ sinh, thang gấp phục vụ lắp đặt hoàn hiện 1 số bộ phận.

 

Theo Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, “mặc dù tên gọi là tuyến buýt nhanh, nhưng mô hình của Hà Nội đang làm chưa thể gọi theo tên này mà chỉ có thể gọi là xe buýt ưu tiên vì chưa có làn đường dành riêng cho xe buýt hoạt động”. Về nguyên tắc, các phương tiện thấy có xe buýt nhanh vào thì phải đi ra chỗ khác. Người tham gia giao thông phải có ý nhường cho xe buýt, đây là cuộc chiến gay go phức tạp,