Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thông Rạch Kiến.
Thời điểm đầu năm 2012, Ngân hàng Đại Tín có vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng do nhóm cổ đông Phú Mỹ (gọi tắt là Nhóm Phú Mỹ), mà đứng đầu là bà Hứa Thị Phấn làm đại diện, sở hữu gần 85% cổ phần.
Dưới sự “chèo lái” của Nhóm Phú Mỹ, Ngân hàng Đại Tín đi xuống thê thảm.
Bà Hứa Thị Phấn và Hà Văn Thắm |
Từ ngày 9/2/2012 đến ngày 10/7/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiến hành thanh tra Đại Tín.
Kết luận thanh tra cho thấy, thực trạng tài chính của Đại Tín là rất xấu, trong đó vốn chủ sở hữu âm hơn 2.800 tỷ đồng, lỗ lũy kế là hơn 6.000 tỷ đồng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tụt lùi của Ngân hàng Đại Tín, được xác định do những vi phạm pháp luật trong điều hành, quản lý Ngân hàng Đại Tín của nhóm Phú Mỹ.
Nhóm Phú Mỹ, đứng đầu là bà Hứa Thị Phấn “hô biến” hai thửa đất ở huyện Nhà Bè và quận 2 mà tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh được làm rõ chủ yếu là đất nông nghiệp thành hai miếng đất vàng để vay của Ngân hàng Đại Tín.
Nhờ hàng chục người đứng tên hai mảnh đất này, bà Hứa Thị Phấn đã làm khống hồ sơ, nâng giá hai mảnh đất nông nghiệp lên giá khủng để vay của Ngân hàng Đại Tín hàng nghìn tỷ đồng.
Đây chỉ là một trong những hành vi được làm rõ tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh – cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).
Và sau đó, HĐXX đã ra quyết định khởi tố vụ án Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng liên quan đến hành vi của bà Hứa Thị Phấn và các đối tượng liên quan.
Hà Văn Thắm thâu tóm Ngân hàng Đại Tín
Theo bản kết luận điều tra ngày 20/6/2016 của cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an về vụ đại án kinh tế xảy ra tại Oceanbank: Tháng 8/2004- 10/2014, Hà Văn Thắm là Chủ tịch HĐQT Oceanbank, Chủ tịch Hội đồng tín dụng – sau này là Ủy ban Tín dụng và Đầu tư Tài chính của Oceanbank.
Đầu năm 2012, NHNN có chủ trương tái cơ cấu và sáp nhập các Ngân hàng TMCP yếu kém. Ngân hàng TMCP Đại Tín của bà Hứa Thị Phấn cũng nằm trong số đó.
Do muốn thâu tóm một số Ngân hàng TMCP về Oceanbank, nên Hà Văn Thắm đến gặp bà Hứa Thị Phấn là cổ đông lớn, đại diện nhóm cổ đông của Ngân hàng TMCP Đại Tín đặt vấn đề chuyển giao lại Đại Tín cho Hà Văn Thắm.
Thắm gây sức ép bằng việc đưa ra những sai phạm trong quá trình quản trị, điều hành của HĐQT và việc vay vốn của bà Phấn tại Ngân hàng Đại Tín… để yêu cầu bà Phấn phải chuyển nhượng lại cổ phần tại Đại Tín.
Trước sức ép của cựu Chủ tịch HĐQT NH Oceanbank, cuối tháng 2/2012, bà Hứa Thị Phấn giao cho cháu là Ngô Kim Huệ - thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc NH Đại Tín đại diện cho nhóm cổ đông của bà Phấn ký hợp đồng kinh tế với Hà Văn Thắm để bán hơn 254 triệu cổ phần (tương đương 85%) vốn điều lệ với tổng giá trị theo hợp đồng là gần 4.500 tỷ đồng, kèm theo việc kế thừa toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và quyền được sở hữu tài sản đảm bảo từ các khoản vay khoảng 3.350 tỷ đồng, khoảng đầu tư khoảng 920 tỷ đồng và một số nghĩa vụ khác của bà Phấn tại NH Đại Tín.
Sau khi ký hợp đồng, Hà Văn Thắm cho người vào quản lý NH Đại Tín để chuẩn bị các thủ tục sáp nhập vào Oceanbank nhưng không thực hiện việc thanh toán số tiền gần 4.500 tỷ đồng cho bà Hứa Thị Phấn cũng như xử lý cơ cấu lại khoản vay, số tài sản của bà Phấn và một số cá nhân liên quan.
Bà Phấn nhiều lần yêu cầu Thắm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nếu không sẽ lấy lại số cổ phần, chuyển nhượng lại cho người khác với lý do việc mua bán cổ phần này không báo cáo và được sự đồng ý của NHNN.
Sau khi cho người vào điều hành, tiếp quản NH Đại Tín phát hiện có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi, cũng như nhiều mối quan hệ phức tạp giữa bà Phấn và các nhóm khách hàng này nên Hà Văn Thắm nảy sinh ý định chuyển nhượng lại NH Đại Tín./.
Hà Văn Thắm lập khống hồ sơ rút 137 tỷ đồng của Oceanbank