a1_yvmh.jpg
Xung đột: Nếu bạn cứ giữ sự khó chịu trong lòng, bạn sẽ chẳng thay đổi được điều gì. Những cuộc cãi vã sẽ giúp cả hai giải phóng sự bực tức bên trong và cho đối phương biết những điều bạn không thích. Từ đó, hai người sẽ nhận ra những sai sót của nhau và hiểu nhau hơn.
Tán tỉnh: Ngay cả khi hai người đã yêu nhau một thời gian dài thì những lời tán tỉnh vẫn thực sự cần thiết để khiến cả hai tự tin và cảm thấy thu hút hơn. Bất cứ mối quan hệ nào cũng cần nguồn năng lượng tích cực để hạnh phúc bền lâu.
Biết nghĩ cho bản thân: Để mối quan hệ tốt đẹp, đôi khi bạn nên biết quan tâm đến bản thân. Ngoài chuyện tình cảm của hai người, bạn vẫn cần có không gian, sở thích và những mối quan tâm riêng.
Cùng nhau trải qua khó khăn: Học cách sống bên nhau để cùng vượt qua những khó khăn, xung đột hay những tranh cãi trong cuộc sống là điều cần thiết để củng cố mối quan hệ của bạn vững chắc và bền lâu hơn. 
Có không gian riêng: Nếu hai người lúc nào cũng ở bên nhau, mối quan hệ của cả hai sẽ sớm trở nên nhàm chán. Mỗi người đều có sở thích riêng và không gian riêng. Vì thế, hãy tôn trọng nhau và biết tách nhau ra khi cần để sống cho riêng mình và khiến chuyện tình cảm mới mẻ hơn.
Không nói ra mọi thứ: “Mẹ anh nghĩ em chẳng giỏi cái gì cả” hay “Em trông béo hơn sau khi mang thai” không phải là những điều bạn nên nói với đối phương. Nếu bạn yêu thương và trân trọng họ, hãy dùng từ ngữ một cách cẩn thận và biết rằng điều gì không nên nói ra.
Giữ vững ý kiến riêng: Hy sinh mọi thứ và chỉ sống vì cuộc đời người khác không khiến mối quan hệ của bạn hòa thuận hơn mà còn khiến bạn cảm thấy không hạnh phúc. Bởi bạn luôn đòi hỏi sự hy sinh từ người khác đáp lại tình cảm của mình. Vì thế, hãy biết giữ ý kiến của bản thân và sống cho những điều bạn muốn.
Không quá quan tâm đến đối phương: Đừng bóp nghẹt mối quan hệ của bạn bằng sự quan tâm quá mức. Cho đối phương không gian riêng và sự tự quyết định cũng là một cách quan tâm, tôn trọng và yêu thương người ấy.