Hành động bất lực: Nhiều người thường tỏ ra bất lực trước một số vấn đề để nhờ vả hoặc trốn tránh trách nhiệm. Những người này thường gặp khó khăn khi thăng tiến trong công việc bởi thường xuyên nhờ cậy sự giúp đỡ. Vậy nên, nếu bạn gặp người như thế, hãy cân nhắc xem mình có đáng dành thời gian và công sức để giúp họ hay không? |
Mong muốn của cha mẹ: Cha mẹ không hẳn là điều khiển mà thường áp đặt những quan điểm, mong muốn của cá nhân, can thiệp vào cuộc sống riêng tư của bạn. Khi đó, bạn nên biết cách bảo vệ quan điểm của mình để có thể thực hiện được ước mơ của bản thân. |
Quan điểm cá nhân: Những người làm cha mẹ thường nghĩ rằng, tất cả những hành động của mình đều mang lại sự hạnh phúc cho con cái. Tuy nhiên, bạn nên giải thích cho họ hiểu cuộc sống của bạn, bạn sẽ biết cách sắp xếp và chăm sóc gia đình của mình. |
Người đóng vai nạn nhân: Nhiều người thường bỏ qua những lời giải thích, hành động của người khác và vội vàng đưa ra quyết định của mình. Họ có xu hướng đổ lỗi cho những người xung quanh dù nguyên nhân do chính họ gây ra. Bởi vậy, bạn đừng sợ việc chỉ ra cho họ lỗi sai để biết đường sửa chữa. |
Dùng vật chất để xin tha thứ: Nhiều người cho rằng, cứ cãi vã, mâu thuẫn thì chỉ cần tặng quà hay thứ gì đó có thể hòa giải. Nhưng, trong nhiều cuộc tranh luận, quà gần như không thể giải quyết được vấn đề. Bạn nên để họ nhận ra, nếu muốn xin lỗi thì phải xuất phát từ tấm lòng chứ không phải sử dụng vật chất bên ngoài. |
Không đưa cho người khác sự lựa chọn: Nhiều người chọn cách tước đi quyền lựa chọn của bạn bằng cách sử dụng trách nhiệm hay dùng điều ràng buộc. Trong trường hợp đó, hãy tìm ra một biện pháp để thỏa hiệp và giải quyết vấn đề mà vẫn không làm cho hai người khó xử. |
Xác định điều quan trọng trong gia đình: Một người trong gia đình luôn muốn thuyết phục bạn rằng cần có con, là yếu tố quan trọng để có duy trì cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên, bạn hãy cân nhắc những điều có thể để vừa đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc mà vẫn duy trì được kinh tế. |
Tầm quan trọng của bản thân: Nếu sếp bạn là người luôn muốn người khác hành động theo ý của mình, mặc định ý kiến của bản thân và bắt buộc người khác phải làm theo, dù đó có thể không thuộc phạm vi trách nhiệm của bạn. Điều cần làm khi gặp tình huống này chính là nói rằng việc đó không thuộc trách nhiệm quản lý của tôi mà là của anh/chị nhân viên... này. Điều này không có nghĩa là chối bỏ trách nhiệm mà chính là tìm đúng người xử lý đúng việc. |
Bao bọc quá mức: Cha mẹ, anh, em có thể làm mọi thứ để người thân họ hạnh phúc. Họ trả hết những khoản chi phí và thường bao biện cho những hành vi có thể không đúng của người thân. Tình huống này khiến những người được bao bọc quá nhiều khó có thể tự lập khi sống một mình, dễ bị cuộc sống xô ngã./. |