Thông tin tại hội thảo khoa học, truyền thông về chính sách BHYT và BHXH “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả” diễn ra sáng 17/4 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), tính đến tháng 2/2018, số người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) là 13,79 triệu người, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 11,69 triệu người, Bảo hiểm y tế (BHYT) khoảng 80,55 triệu người, đạt tỷ lệ 85,9% dân số cả nước.
Tỷ lệ người tham gia BHXH và BHTN chưa cao. |
Vậy nên, BHXH Việt Nam cũng đang tiếp tục thực hiện những chính sách mới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Luật hóa hành vi trốn, gian lận BHXH
Từ ngày 1/1/2018, quy định về xử lý hình sự đối với tội trốn đóng BHXH, BHYT và BHTN cho người lao động (NLĐ) tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Đối với tội danh gian lận BHXH trước đây chưa được quy định thành tội trong Bộ luật Hình sự – những vi phạm về hành chính BHYT trong Nghị định 176 của chính phủ từ năm 2013 được luật hóa. Những tội danh được quy định cụ thể như bệnh án khống, kê thêm đơn thuốc khống, kê tăng phần dịch vụ kỹ thuật để thanh toán khống với cơ quan BHXH. Những tội này ngoài bị phạt hành chính tùy theo mức độ, bị cải tạo hoặc phạt tù tạo ra hình thức răn đe mạnh mẽ.Gian lận Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tự nguyện có thể ngồi tù
Trường hợp trốn đóng BHXH - BHYT được luật hóa. Theo Bộ luật hình sự có thể xử phạt đến hành vi trên đến 3 tỷ đồng, phạt cải không giam giữ đến cải tạo tù.
Chi trả chi phí thuốc ARV cho bệnh nhân HIV
Từ năm 2019, Quỹ BHXH Việt Nam sẽ chi trả toàn bộ chi phí thuốc ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS
Theo ông Lê Văn Phúc, Phó trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam): “Từ năm 2019, người có thẻ BHYT sẽ được quỹ BHYT chi trả chi phí thuốc kháng virus HIV, dần dần từng bước thoát ly khỏi viện trợ tổ chức tài trợ quốc tế. Điều này mang tính an sinh xã hội lớn, có nguồn kinh phí chi trả cho nhóm đối tượng này, thực hiện cam kết của chính phủ Việt Nam trong việc giảm trừ dần dần và loại bỏ HIV/AIDS, tiến tới một số loại thuốc như phòng chống lao, quỹ BHYT cũng sẽ chi trả".
Ông Lê Văn Phúc chia sẻ về những vấn đề liên quan BHXH, BHYT. |
Mở rộng đấu thầu tập trung cấp quốc gia
Thời gian qua, BHXH Việt Nam và Bộ Y tế cũng đã thực hiện chương trình đấu thầu tập trung.
“Trong thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện cũng như lựa chọn những vật tư có chi phí nhiều, đắt tiền như stent động mạch vành, ổ khớp nhân tạo, thủy tinh thể nhân tạo... để có được sự bình ổn phát triển quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi của người bệnh”, ông Phúc cho biết.
Chính sách liên quan giá dịch vụ y tế
Giá dịch vụ y tế được điều chỉnh kết cấu thêm phần như chi phí quản lý. Đến năm 2020 sẽ kết cấu thêm chi phí khấu hao tài sản cố định.
Cũng theo ông Phúc, việc kết cấu sau này mức độ gia tăng sẽ không mạnh nữa. Thời điểm thực hiện Thông tư 37 việc kết cấu tiền phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, lịch thường trực và tiền lương của nhân viên y tế khiến giá dịch vụ tăng lên nhiều. Chính việc kết cấu mạnh như vậy làm cho quỹ BHYT bội chi trong thời gian vừa qua.
Bên cạnh đó, cơ quan BHXH Việt Nam cùng với Bộ Y tế cũng sẽ điều chỉnh một số giá dịch vụ y tế có giá cao hơn chưa phù hợp ví dụ như dịch vụ nội soi, khám bệnh, giường bệnh, một số y học cổ truyền, phục hồi chức năng và xét nghiệm được điều chỉnh dần so với Thông tư 37 sẽ ban hành trong tháng 5.
Giải thích về vấn đề tăng giá dịch vụ y tế, ông Phúc cho biết: Trong thời gian vừa qua, một trong những yếu tố tác động đến việc tăng BHYT đó không phải tăng giá dịch vụ cho người khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. Theo thông tư 02 của Bộ Y tế năm 2013 về việc điều chỉnh giá khám chữa bệnh cho người không có thẻ BHYT ngang bằng với người có BHYT.
“Chính việc điều chỉnh mức giá đó là một trong những động lực cho người dân tham gia BHYT. Khi mà kết cấu thêm những chi phí đó thì giá dịch vụ sẽ tiếp tục gia tăng, thúc đẩy người dân tham gia BHYT” ông Phúc nói./.Bệnh nhân phải thanh toán đầy vô lý cả khoản được BHYT chi trả
Những thay đổi cần lưu ý trên thẻ BHYT từ năm 2018