vov_s_1_hhnf.jpg
Các hoạt động chủ yếu là đánh cá, vớt củi, tắm suối, đi làm nương… Ông Trịnh Văn Biên, PGĐ Nhà máy thủy điện Nậm Núa cho biết, dù đã có quyết định thu hồi đất số 22 của UBND tỉnh Điện Biên đối với một số diện tích đất nương trên lòng hồ có chiều dài khoảng 7km, tuy nhiên một số hộ dân vẫn bám trụ lại để canh tác, làm nương tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn trên lòng hồ.

Đặc biệt trong thời điểm mưa lũ đang có nhiều diễn biến phức tạp, song bất chấp các cảnh báo, nhiều người dân vẫn liều mình di chuyển trên lòng hồ mưu sinh.  

Các hoạt động chủ yếu là đi làm nương, đánh cá, vớt củi, tắm suối…
 
 
Phương tiện người dân dùng để di chuyển chỉ là những chiếc bè được ghép lại từ nhiều thân tre.
Nên có thể chìm bất cứ lúc nào.
Nguy hiểm nhất là trẻ nhỏ cũng thường xuyên có mặt tại đây để đi đánh bắt cá.
Dù đã được đền bù nhưng nhiều lán nương của người dân vẫn được dựng sát bên bờ hồ, không chịu di dời.
Tình trạng mưu sinh trên sông, suối mùa mưa lũ diễn ra nhiều năm và hầu hết tại các khu vực dân cư sinh sống gần sông suối trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Dù các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đã có nhiều cảnh báo về tình trạng này song nhận thức của người dân vẫn rất thấp.
 
Tình trạng trẻ em đuối nước do tắm sông, suối lũ hay đi vớt củi vẫn diễn ra.
 
Mỗi khi mùa mưa lũ về, tỉnh Điện Biên thường xuyên có công điện chỉ đạo chính quyền các cấp tuyên truyền, ngăn chặn kịp thời tình trạng người dân ra suối vớt củi khi mưa lũ. 
Mặc dù vậy, một bộ phận người dân còn chủ quan trong việc bảo vệ tính mạng cho bản thân và con cái trong gia đình, tình trạng này vẫn tiếp diễn và chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để. 
Thực tế trong năm 2017 và các tháng đầu năm nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có không ít trường hợp tử vong do vớt củi và bắt cá trên các dòng suối trong mùa mưa lũ.