1_nxrg.jpg
Trước khi một cô dâu Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi nhà mẹ đẻ trong lễ cưới, một người anh/ chú hoặc bácsẽ quấn quanh eo cô dâu một sợi dây lưng màu đỏ mang ý nghĩa may mắn, tình dục, và hạnh phúc.
Trong đám cưới ở Ribnovo, Bulgaria, cô dâu được tô trắng toàn bộ khuôn mặt và đeo mạng che mặt bằng các sợi kim sa nhiều màu sắc.
Cô dâu Sri Lanka với bộ trang phục cưới pha trộn phong cách phương Đông và phương Tây. Đồ trang sức của cô dâu là đá quý, số lẻ được coi là tốt lành.
Cô dâu Indonesia mặc trang phục cưới truyền thống cầu kỳ với các họa tiết rực rỡ được thêu tay.
Ba ngày trước khi thành hôn, cô dâu Indonesia còn vẽ Henna trên tay với các họa tiết chim muông và hoa lá...
Trang phục cưới truyền thống của cặp vợ chồng Pakistan. Trong đó, váy cô dâu thường mang sắc đỏ đậm, hồng và tím.
Cô dân Ấn Độ rạng rỡ với trang phục cưới nổi bật.
ỞNubia, cô dâu đeo 3 lớp mạng che mặt: một trên đỉnh đầu, một trên khuôn mặt, và một tấm vải trắng trùm toàn bộ đầu.
Trang phục cưới truyền thống của cô dâu người Eritrea bao gồm mũ nhung tối màu với áo choàng màu tím và vàng, tông xuyệt tông với chú rể.
Trang phục cưới của dân tộc Tuvan phản ánh đậm nét cuộc sống du mục với màu sắc tươi sáng.
Một ngày trước đám cưới, chú rể Tây Tạng tặng cho cô dâu của mình một chiếc váy cưới và trang sức, có thể bao gồm một cái mũ, miếng bạc gắn trên tóc, hoặc một lá bùa có chứa một bức tượng Đức Phật nhỏ bằng kim loại.
Ở vùng cao nguyên Lima, Peru, trang phục cưới truyền thống của cô dâu đầy quyến rũ với 2 màu đỏ và đen.
Trang phục cưới Hanbok truyền thống của cô dâu Hàn Quốc.
Trong lễ cưới, cô dâu Nhật Bản sẽ mặc một bộ Kimono trắng muốt từ đầu đến chân. Bộ lễ phục cô dâu Nhật mặc thường đi kèm băng vải trắng trên đầu có tên là Tsunokakushi. Tsunokakushi có nghĩa là “giấu sừng”, ám chỉ gạt bỏ và giấu đi sự ghen tuông của phụ nữ.