Ông Hoàng Vĩnh Giang - Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam khẳng định, việc giành được quyền đăng cai ASIAD 2019 là một thắng lợi lớn của thể thao Việt Nam trong năm 2012. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, thể thao nước nhà còn rất nhiều việc phải làm, từ chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho ASIAD 2019 trên sân nhà đến việc đào tào lực lượng vận động viên. Phóng viên VOV phỏng vấn Ông Hoàng Vĩnh Giang – Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam xung quanh vấn đề này.
PV:Thưa ông, năm 2012 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng của thể thao Việt Nam khi chúng ta giành quyền đăng ASIAD 2019, ông có thể chia sẻ lại khoảnh khắc đáng nhớ này?
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Tôi chỉ muốn nhắc lại điều này, tại sao Việt Nam lại thắng trong cuộc đấu quyết liệt với Indonesia tại Ma Cao (Trung Quốc). Phái đoàn của Ủy ban Olympic Châu Á tập hợp lại kết quả, và Việt Nam giành điểm cao nhất. Vậy cao nhất là nhờ ai, đó là nhờ quy hoạch tổng thể của Hà Nội.
Ông Hoàng Vĩnh Giang (ảnh: TT&VH) |
Chúng tôi dẫn đoàn lên Mỹ Đình xem, có một cán bộ giàu kinh nghiệm là nguyên kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội – ông Đào Ngọc Nghiêm đã dành 1 tiếng để thuyết trình cho phái đoàn của Ủy ban Olympic châu Á về quy hoạch của Hà Nội như thế nào. Sau đó phái đoàn OCA đã chấm luôn Việt Nam đạt kết quả cao trong nhất trong các nước.
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Chính phủ đã giao cho chiến lược thể thao đến năm 2020. Trong đó có điểm mốc chốt lại là vào năm 2019 chúng ta đăng cai ASIAD. Thế nên, các Liên đoàn, Vụ thể thao thành tích cao biết phải chuẩn bị như thế nào. Bởi vì cho đến giờ phút này người ta có thể đánh giá được điền kinh có bao nhiêu nhân tố mới, bơi lội thì Ánh Viên rất xuất sắc. Đấy là những nhân tài hết sức đột xuất, thế còn những môn khác nữa thì sao? Những người sẵn sàng làm nên vinh quang đó chưa thể nêu tên được. Chúng ta chỉ có 1 nhân tài xuất hiện, đấy là điều kiện tiên quyết để làm lên những tấm huy chương.
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Trước tiên phải xét trên quan điểm nào, góc độ nào mà người ta cắt khỏi chương trình thi đấu của SEA Games .Tôi rất hiểu về thể thao của Myanmar. Người ta hoàn toàn không có đấu kiếm. Mà điều lệ của Liên đoàn thể thao Đông Nam Á chỉ bắt buộc nước chủ nhà phải tổ chức 2 môn là điền kinh và bơi lội. Còn nhóm thứ 2 bao gồm 35 môn, bất cứ nước chủ nhà nào đăng cai cũng phải tổ chức ít nhất 14 môn của nhóm 2. Tôi phải nói, nếu như Myanmar không tổ chức bóng đá thì cũng chẳng sao. Người ta vẫn làm đúng luật. Cho nên chúng ta không có quyền nói họ chơi không đẹp. Nếu như có những hình thức này kia cũng có thể đưa kiếm và thể dục vào thi đấu, nhưng mà cực khó. Bản thân tôi không thể làm được, vì không phải 1 quốc gia quyết định việc này, dù 2 môn này Việt Nam mạnh nhất.
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Căn cứ vào phương thức tổ chức, Myanmar kỳ này có thể đứng vị trí thứ nhất. Đứng thứ 2 không biết là Thái Lan hay Việt Nam. Đứng thứ 3 không biết là Việt Nam hay Indonesia. Tức là, hiện nay chúng ta chưa thể chốt được điều gì cả. Nhưng rõ ràng, môn kiếm bị loại thì ai cũng bị loại, nhưng thể dục dụng cụ ta có thế mạnh. Cứ coi chúng ta mất 6 -7 HCV. Nhưng Indonesia cũng không được đưa vào môn Tarung Derajat. Nếu đưa vào có thể Indonesia sẽ giành được từ 4 đến 6 HCV của môn này. Indonesia cũng mất số huy chương tương đương với thể dục của ta. Ngoài ra Indonesia còn mất khoảng 3-4 HCV môn quần vợt khi môn này cũng không được đưa vào. Thế nên, chuyện mất của Việt Nam cũng như của Indonesia là chấp nhận được, ngang nhau. Chúng ta đang cạnh tranh với nước đứng thứ 3, thứ 4. Mặc dù không loại trừ khả năng chúng ta vươn lên thứ nhì và Thái Lan sẽ xuống thứ 3. Thế thì, một số môn thể thao bị loại ra khỏi nó có ảnh hưởng gì không? Tôi cho rằng không ảnh hưởng nhiều, vì chúng ta còn rất nhiều môn.
Ông Hoàng Vĩnh Giang: Tôi chỉ mong năm Quý Tỵ này tại SEA Games 27 chúng ta sẽ thành công và có một số vận động viên được vinh dự tham gia giải Trẻ châu Á diễn ra ở Nam Kinh. Để năm 2014 chúng ta chính thức tham dự Olympic Trẻ ở Nam Kinh, trên cơ sở đó chúng ta vượt qua vòng loại để tham dự Olympic Brazil.