Những người được xếp vào diện cầu thủ trẻ (chưa quá 25 tuổi) đang thi đấu cho đội một Man City không có ai dưới 20 tuổi, như Boyata (24 tuổi), Jovetic (25), Sinclair (25), Nastasic (21), Mangala (23) và Rekik (20).
Theo sau Man City là Crystal Palace (trung bình 28,4 tuổi), Stoke City (28,1 tuổi), West Brom (27,8 tuổi) và QPR (27,7 tuổi). Năm đội bóng có độ tuổi trung bình trẻ nhất ở giải đấu hàng đầu nước Anh là Newcastle (25,3 tuổi), Man Utd (25,4 tuổi), Southampton (25,6 tuổi), Liverpool (25,7 tuổi) và Arsenal (26 tuổi).
Nếu xét tổng thể 31 giải đấu hàng đầu thế giới, Man City xếp thứ bảy sau Torpedo Zhodino của Belarus (29,4 tuổi), Fenerbahce của Thổ Nhĩ Kỳ (29,3 tuổi), Slutsk của Belarus (29,2 tuổi), Atalanta của Italy (29,1 tuổi), Podbeskidzie của Ba Lan (29,1 tuổi) và Metalist Kharkiv của Ukraine (28,9 tuổi). Đây đều là những đội bóng vô danh hoặc kém tiếng hơn rất nhiều so với đội bóng nhà giàu Anh.
Thống kê cũng cho thấy Serie A, với độ tuổi trung bình của các cầu thủ là 27,3 là giải đấu “già” nhất. Theo sau là giải vô địch Nga (27,2 tuổi), giải vô địch Cyprus (26,9 tuổi) và Ngoại hạng Anh (26,8 tuổi). Giải đấu “trẻ” nhất châu Âu là Eredivisie của Hà Lan với độ tuổi trung bình là 24,2.
Football Observatory cũng cung cấp một thống kê quan trọng cho thấy Ngoại hạng Anh là giải đấu sử dụng nhiều cầu thủ nước ngoài nhất với tỉ lệ 59% bằng với Giải vô địch Cyprus. Trong đó, Chelsea là đội sử dụng nhiều ngoại binh nhất (87%). Xếp sau đội bóng này là Man City, Arsenal, Tottenham và Liverpool. Burnley là đội sử dụng nhiều nội binh nhất khi chỉ có 23,1% đội hình là cầu thủ nước ngoài.
Về quốc tịch, các cầu thủ Pháp (48 người) chiếm tỉ lệ cao nhất trong danh sách các ngoại binh của Ngoại hạng Anh. Sau đó là Argentina và Tây Ban Nha (23 người), Ireland (19) và Bỉ (17)./.