Vitamin D là thành phần thiết yếu cho việc điều chỉnh các khoáng chất canxi và phốt pho trong cơ thể nhằm duy trì cấu trúc xương thích hợp và khỏe mạnh. 70% nhu cầu vitamin D của cơ thể được tổng hợp từ da dưới tác động của ánh sáng mặt trời và 30% là từ thực phẩm.
Tác dụng của vitamin không chỉ dừng lại ở việc tăng cường khả năng miễn dịch, hệ xương hay khoáng hóa răng, mà còn giúp giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.
Nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư. |
Bổ sung đủ vitamani D ít có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư
Theo nghiên cứu của Đại học Eastern của Phần Lan và Đại học Madrid, Tây Ban Nha, những người bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể ít có nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư hơn so với những người khác. Điều này có nghĩa là một lượng vitamin D đủ trong máu sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng, bệnh bạch cầu và u lympho.
Ngược lại, mức độ quá thấp sẽ liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển ung thư vú và tuyến tiền liệt. Việc thiếu vitamin D cũng có thể liên quan đến tiên lượng kém hơn cho người bệnh. Theo các nhà nghiên cứu, mối tương quan này có thể được giải thích bởi thực tế là vitamin D cần thiết cho hoạt động của tế bào. Nếu các tế bào hoạt động kém tối ưu, thì chúng có thể trở thành ung thư.
Bổ sung vitamin D bao nhiêu là đủ?
Đối với dân số nói chung, khuyến nghị chung là 15 microgram/ ngày cho cả nam và nữ trưởng thành. Theo nghiên cứu đối với người dân Pháp, lượng vitamin D trung bình được bổ sung qua thực phẩm là 5,2 microgram/ ngày đối với trẻ em từ 1 đến 3 tuổi, 2,6 microgram /ngày đối với trẻ em từ 4 đến 10 tuổi, 2,9 microgram/ ngày ở trẻ em từ 11 đến 17 tuổi và 3,1 microgram/ ngày ở người lớn từ 18-79 tuổi./.