Chiều nay (8/6), báo cáo tình hình dịch bệnh MERS – CoV tại Hội nghị tập huấn trực tuyến về giám sát, điều trị và phòng chống dịch bệnh gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do virus Corona (MERS – CoV), PGS TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định: Đến thời điểm này, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm MERS – CoV.

Theo ông Trần Đắc Phu, MERS – CoV là bệnh viêm đường hô hấp do virus corona mới lần đầu tiên được phát hiện tại Saudi Arabia vào tháng 9/2012. Đường lây truyền và thời gian ủ bệnh: từ động vật và người sang người. Những người có nguy cơ cao là những người già, có bệnh mãn tính. Hiện chưa có có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu.

Bệnh lưu hành chủ yếu tại vùng Trung Đông (85% ca bệnh được ghi nhận). Đến nay theo WHO có 1.209 mắc/449 tử vong tại 26 nước. Trong đó, ca bệnh tại chỗ (9 nước): Saudi Arabia, Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran.   
7_jpga_rrhe.jpg
 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long đã đến kiểm tra tủ thuốc và các trang thiết bị tại phòng khám

Ca bệnh xâm nhập (17 nước): Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ai Cập, Mỹ,  Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Riêng tại Hàn Quốc, tính đến ngày 8/6, theo Reuters, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 23 trường hợp, nâng tổng số mắc bệnh 87 trường hợp và tử vong là 5.

Nhận định tình hình dịch bệnh trên thế giới, TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: Đây là  dịch bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Dịch bệnh đang lưu hành tại các quốc gia vùng Trung Đông và sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh tại quốc gia khác. Tuy nhiên, các chùm ca bệnh chủ yếu tập trung trong cơ sở y tế và chưa ghi nhận có sự lây lan trong cộng đồng.

TS Phu khuyến cáo: Dịch có khả năng lan truyền quốc tế nếu không nỗ lực kiểm soát, phòng chống tình hình sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn dẫn đến nhiều sinh mạng sẽ bị cướp đi, kinh tế xã hội ảnh hưởng trầm trọng và nguy cơ dịch sẽ lan truyền sang các nước khác là rất lớn.

Tại Việt Nam, dịch MERS-CoV có thể xâm nhập và lây lan qua: Công dân trở về từ vùng có dịch. Công dân từ các quốc gia khác đã xuất phát/đi qua vùng có dịch nhập cảnh Viêt Nam.

Sơ đồ giám sát tại cửa khẩu

TS Phu cũng cho biết, Việt Nam đề ra kế hoạch 3 tình huống để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó và phòng, chống dịch MERS-CoV:

Tình huống1:Chưaghi nhận ca bệnh tại Việt Nam.Phát hiện sớmca bệnh tại Việt Nam đểxử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồngvà các cán bộ y tế.

H
ậu cần

- Rà soát PPEs, trang thiết bị, hóa chất, thuốc và vật tư phòng chống dịch

- Bổ sung sinh phẩm xét nghiệm

- Sử dụng nguồn lực sẵn có

- Dự trù, mua sắm cho các tình huống tiếp theo

-Thực hiện chính sáchphụ cấp phòng chống dịch theo quy định

H
ợp tác quốc tế

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan IHR để trao đổi thông tin. 

- Phối hợp chặt chẽ với WHO, US CDC, FAO

Tình huống2:Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam.Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.

G
iám sát, dự phòng

- Tăng cường giám sát tại cửa khẩu, bệnh viện, cộng đồng như tình huống 1

- Phát hiện sớm các trường hợp bệnh có liên quan đến ca bệnh xâm nhập

-Xử lý triệt để ổ dịch, xử lý tử thi theo quy định.

- Áp dụng cách ly với các trường hợp bệnh nghi ngờ/xác định.

- Lập danh sách người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định

- Người trực tiếp chăm sóc/điều trị; người sống/làm việc/nằm điều trị cùng phòng/khu vực điều trị, cùng gia đình với trường hợp xác định;

- Người ngồi cùng hàng hoặc trước sau một hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp xác định;

-  Có tiếp xúc trực tiếp với trường hợp xác định trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Quản lý và theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho họ tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất .

Tình huống3:Dịch lây lan trong cộng đồng. Đáp ứng nhanh, khoanh vùng,xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng.

H
ậu cần
:

-Tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

-Thực hiện chính sách cho các cán bộlàm công tác phòng, chống dịch

-Yêu cầu các đơn vị, cơ sở sản xuất, cung cấp các dịch vụ đảm bảo đủ trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng.

-Trình Chính phủ cấp bổ sung máy móc, thuốc, vật tư, hóa chất từ nguồn dự trữ quốc gia đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch.

H
ợp tác quốc tế
:

-Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đầu mối IHR để nắm bắt và chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh.

-Phối hợp với WHO để đánh giá nguy cơ, sự biến đổi của virus.

-Phối hợp chặt chẽ với WHO,USCDC và các tổ chức quốc tế khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm đồng thời hỗ trợ các nguồn lực, kỹ thuật trong phòng chống dịch bệnh./.