trung_vit_lon_jnhh.jpg
Trứng vịt lộn được coi là món ăn bổ dưỡng có tác dụng "vàng". Không chỉ là thực phẩm, trứng vịt lộn còn được coi là vị thuốc bồi bổ cơ thể.

Theo Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Khi dùng chung với gia vị như rau răm, gừng tươi, trứng vịt lộn trở thành một bài thuốc chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, còi cọc, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý...
Để phát huy hết công dụng của trứng vịt lộn, người ta thường ăn kèm với rau ngải cứu, có tác dụng bồi bổ cơ thể, khơi thông khí huyết, giảm đau đầu.
Vì trứng vịt lộn là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng, do đó bạn không nên ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày nếu không muốn bị tăng lượng cholesterol trong máu, bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường…
Ăn nhiều trứng vịt lộn khiến cơ thể bị dư thừa vitamin A, lượng vitamin A dư thừa này sẽ tích lũy dưới da, gan và làm vàng da, bong tróc da, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành xương. 

Những người bị bệnh gút tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn vì ăn nhiều trứng vịt lộn làm tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút.

 
Những người tỳ vị hư tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn vì trong trứng vịt tính lạnh, mát, người tỳ vị hư ăn vào dễ đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng.

Những người bệnh cao huyết áp tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Những người bệnh suy gan, thận tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn vì trứng vịt lộn chứa nhiều chất đạm và nội tiết tố kích thích chuyển hoá trong cơ thể người ăn, không tốt cho người bệnh suy gan, thận.

 

Không ăn trứng vịt lộn bừa bãi vì trứng vịt lộn được biết đến là món ăn rất bổ dưỡng.

Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không phải cứ ăn nhiều là có tác dụng bổ dưỡng. Người khỏe mạnh chỉ nên ăn 1-2 trứng/tuần.

Để cơ thể có thể hấp thu được chất dinh dưỡng từ trứng vịt lộn tốt nhất, có thể ăn vào buổi sáng kèm theo các món ăn khác thì sẽ tốt hơn. Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối.