Bệnh võng mạc đái tháo đường (hay còn gọi là biến chứng đáy mắt của bệnh ĐTĐ) là một biến chứng thường gặp và rất nghiêm trọng ở người bệnh đái tháo đường. Võng mạc (còn gọi là đáy mắt) là vùng nhạy cảm với ánh sáng của nhãn cầu, nơi có các tế bào thần kinh nhận hình ảnh để đưa lên não xử lý.
Bệnh võng mạc ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực hoặc mù lòa ở các nước phát triển. Tại Việt Nam hiện nay bệnh võng mạc ĐTĐ cũng là nguyên nhân gây giảm thị lực hay gặp ở các phòng khám chuyên khoa mắt. Hàng ngày, Khoa Đáy mắt - Màng bồ đào, BV Mắt Trung ương tiếp nhận nhiều bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) mắc bệnh võng mạc ĐTĐ (võng mạc tiểu đường) đến khám.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. |
Bác sĩ Đặng Trần Đạt, Phó trưởng Khoa Đáy mắt màng bồ đào (Bệnh viện Mắt Trung ương) nhấn mạnh: Bệnh võng mạc tiểu đường được chia thành 2 giai đoạn chính: giai đoạn chưa tăng sinh và giai đoạn tăng sinh.
BN từ giai đoạn chưa tăng sinh sang giai đoạn tăng sinh xảy ra rất nhiều biến chứng, và khi ấy cũng đồng nghĩa với việc suy thận độ 1, 2, 3 bắt đầu xuất hiện sẽ là gánh nặng rất lớn đối với BN. Thậm chí, có người phải khoét bỏ mắt do biến chứng võng mạc tiểu đường quá nặng.
Dấu hiệu và cách nhận biết:
Ở giai đoạn đầu bệnh nhân có thể không cảm thấy gì bất thường.
Khi bệnh tiến triển hơn có thể gặp:
- Cảm giác có đốm đen (ruồi bay), hoặc các sợi màu đen ở trước mắt
- Nhìn mờ
- Hình ảnh dao động
- Thấy những vùng đen hoặc vùng trống trong cảnh vật
- Mù
- Mất cảm nhận màu sắc
BS Đạt cho biết, thông thường người ta nhận thấy biến chứng sau khi thời gian ủ bệnh. Do đó, BN thường tình cờ khám ở BV nội tiết hoặc ở Viện mắt mới được phát hiện ra. Đa phần bệnh nhân thấy mờ mắt mới đi khám, soi võng mạc ĐTĐ thấy. Thường BN được phát hiện ĐTĐ type 1 khi ăn nhiều, đi tiểu nhiều, sút cân…
Type 2 phát hiện khi suy giảm hoặc có triệu chứng DTĐ rất ẩn, hoặc BN ĐTĐ thứ phát do tai nạn giao thông, sau phẫu thuật, hoặc điều trị một số bệnh khác khi dùng thuốc (đặc biệt corticois là thuốc chống viêm. Đây là con dao 2 lưỡi có thể gây ra 10 biến chứng) làm tăng đường máu.
Bác sĩ Đặng Trần Đạt, Phó trưởng Khoa Đáy mắt màng bồ đào (Bệnh viện Mắt Trung ương) |
Bệnh võng mạc tiểu đường khi đã xuất hiện những biến chứng không thể chữa khỏi và việc điều trị nhằm mục đích cố gắng dừng không để bệnh tiến triển gây các biến chứng tiếp. Do vậy, việc phát hiện sớm để ngăn chặn rất quan trọng.
Lý giải điều này, BS Đạt nói: ĐTĐ có thể gây các biến chứng ở mắt rất sớm đặc biệt là những tổn thương trên võng mạc ở bệnh nhân ĐTĐ. Tỉ lệ bị biến chứng ở ngay thời điểm chẩn đoán có ĐTĐ chiếm đến 20% BN có ĐTĐ mà những BN sau 10 được chẩn đoán ĐTĐ có đến 40-50% những BN này có biến chứng ở mắt và sau 20 được chẩn đoán ĐTĐ ở tuýp 1 có 100% BN có biến chứng ở mắt. Và ở ĐTĐ tuýp 2 có đến 60% BN có biến chứng tại mắt.
Biến chứng võng mạc ở bệnh đái tháo đường hay bệnh võng mạc đái tháo đường là tình trạng tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, gây ra phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, bong võng mạc... dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa vĩnh viễn.
Đối với bệnh võng mạc ĐTĐ là biến chứng của ĐTĐ. Vì vậy việc kiểm soát đường máu, chế độ ăn là việc rất rát quan trọng. ĐTĐ biến chứng nguy hiểm hơn người bình thường như tim mạch. Bởi khi tổn thương của ĐTĐ, toàn thể mạch máu bị tổn thương. Mắt, thận, não, tim là 4 cơ quan tập trung mạch máu nhiều nhất cho nên bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Cách phòng tránh và chế độ ăn uống
BS Đạt nói: “Chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp đến muộn,rất đau xót, thậm chí có thể mù vì đến viện ở giai đoạn cuối cùng. Vì nó biến chứng nặng do rối loạn toàn bộ ở mạch máu gây ra chảy mắt nơi trong mắt, thậm chí phải khoét bỏ mắt (BN mù nhưng vẫn chảy máu rất đau và khó chịu). Có trường hợp phẫu thuật thành công, võng mạc BN trở lại bình thường nhưng máu không nuôi được khiến thị lực của bệnh nhân rất kém. Có những trường hợp, BN ở ngay tại Hà Nội, dân trí cao mà không để ý điều đó”.
Cho nên, BS Đạt khuyến cáo, cách phòng tránh tốt nhất là phải có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý và tập luyện thể thao thường xuyên kèm theo điều trị toàn thân như kiểm soát tốt các yếu tố toàn thân bao gồm huyết áp, mức độ đường (glucose) máu và mỡ máu.
Với những người trong gia đình có người thân mắc bệnh ĐTĐ phải kiểm tra sức khoẻ thường xuyên ít nhất 1 năm/lần. BN ĐTĐ nên vận động cơ thể tối thiểu 30 phút/ngày tuỳ theo khả năng của mình như: khí công, yoga, suối nguồn tưoi trẻ, thái cực quyền, chạy (đối với người trẻ), đi bộ nhanh, bơi lội… để nhằm ngăn chặn các biến chứng của bệnh ĐTĐ.
Bác sĩ Đạt khuyên bệnh nhân nên sử dụng các đồ luộc, hấp. Hạn chế sử dụng các đồ rán quay, bỏ hoàn toàn các loại thịt có mỡ nên ăn cá thịt gia cầm thay cho các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn…). Không ăn các phủ tạng động vật (tim, gan, bầu dục, óc…).
- Lượng Glucid chiếm từ 50-60 tổng năng lượng nên chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (gạo nứt, đậu đỗ, lạc vừng). Hạn chế sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (bánh mỳ trắng, miến rong, các loại bánh kẹo ngọt).
- Cung cấp đủ vitamin và chất khoáng theo khuyến nghị, nên ăn nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và đảm bảo đạt được 10g/1.000kcal.
- Ăn nhạt, lượng muối ăn không vượt quá 6g/ngày.
- Bữa ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ từ 5-6 bữa/ngày./.
Bệnh đái tháo đường là kẻ giết người thầm lặng?
Việt Nam có số người mắc đái tháo đường nhiều nhất Đông Nam Á
Bệnh Đái tháo đường và những điều cần tránh