1thieungu_dmfr.jpg
Thiếu ngủ: Khi thức quá khuya, bạn sẽ ăn nhiều đồ ăn đêm, đồng nghĩa với lượng calo đầu vào tăng vụt. Một nguyên nhân khác diễn ra bên trong cơ thể khi bị thiếu ngủ là sự thay đổi nồng độ hoóc-môn làm tăng cảm giác đói, thèm ăn. 
Mất cân bằng hormon: Khi bị giảm estrogen trong cơ thể, phụ nữ có xu hướng bị tăng cân. Mặt khác, mất cân bằng hormon tạo ra những khó chịu trong cơ thể phụ nữ liên quan tới thay đổi tâm trạng và thèm ăn, tất cả những yếu tố này góp phần gây tăng cân.
Căng thẳng: Phụ nữ thường phải chịu nhiều áp lực hơn so với nam giới. Căng thẳng là “kẻ giết người thầm lặng”, nó khiến tuyến thượng thận sản sinh nhiều cortisol trong cơ thể để đánh bại sự căng thẳng và điều này dẫn tới tăng cân.
Thuốc chống trầm cảm: Tăng cân là tác dụng phụ không mong muốn của thuốc chống trầm cảm. Khi gặp phải vấn đề với kế hoạch trị liệu, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn không nên tự ý thay đổi hay tạm dừng các loại thuốc đang sử dụng. Hãy nhớ rằng, một số người tăng cân sau khi sử dụng thuốc đơn giản là vì họ cảm thấy thoải mái hơn, từ đó ăn nhiều hơn. Hơn nữa, bản thân bệnh trầm cảm cũng là nguyên nhân gây tăng cân.
Steroid: Thuốc chống viêm có chứa hoạt chất steroid như prednisone cũng là thủ phạm gây thay đổi cân nặng. Quá trình tích nước cũng như tăng cường cảm giác thèm ăn chính là nguyên nhân. Một số người có thể thấy vài thay đổi nhất thời như tích mỡ ở mặt, bụng, lưng hay cổ trong khi sử dụng steroid. Khi dùng thuốc này quá 1 tuần, bạn không nên dừng lại quá đột ngột bởi việc này gây nên những vấn đề nghiêm trọng. 
Thói quen ăn uống xấu: Thói quen ăn uống xấu dẫn tới tăng cân nhanh chóng ở phụ nữ. Khi bạn bỏ bữa, đừng nghĩ rằng nhờ đó bạn sẽ giảm cân mà thay vào đó cân nặng sẽ tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều calo có thể cũng làm tăng cân.
Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân khác dẫn tới tăng cân. Theo các chuyên gia, có một số thuốc có tác dụng phụ là tăng cân. Vì vậy, khi dùng thuốc để kiểm soát trầm cảm, tiểu đường và tránh thai, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về các tác dụng có thể xảy ra.
Bệnh suy tuyến giáp: Nếu tuyến giáp không tiết đủ lượng hoóc-môn, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, suy nhược, thấy lạnh và tăng cân. Sự thiếu hụt hoóc-môn tuyến giáp làm chậm quá trình trao đổi chất gây tăng cân. Kể cả khi hoóc-môn tuyến giáp hoạt động kém hơn mức thông thường thì bạn cũng không tránh được kết quả trên. Chỉ bằng cách trị tận gốc căn bệnh mới mong đưa cơ thể trở về trạng thái bình thường.
Lão hoá: Hầu hết phụ nữ bị tăng cân trong thời kì mãn kinh, nhưng hoóc-môn chưa hẳn là thủ phạm duy nhất. Lão hóa làm chậm quá trình trao đổi chất, vì vậy cơ thể đốt cháy calo ít hơn và có thể, sự thay đổi lối sống (như tập thể dục ít hơn) cũng góp phần gây nên tình trạng không mong muốn này. 
Insulin: Sau khi bước qua tuổi 35, cơ thể phụ nữ bắt đầu có nguy cơ khi ăn tinh bột. Tinh bột chứa nhiều calo và đường; các tế bào cơ thể có thể trở nên kháng với insulin nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng những thực phẩm này.