1_tac_dung_cua_tam_that_6_futy.jpg
Công dụng của tam thất bắc: PGS.TS Phùng Hòa Bình, Trưởng Bộ môn Y học Cổ truyền, Đại học Y dược Hà Nội cho biết, theo y học hiện đại, tam thất bắc có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau, tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa miễn dịch...
Có nên sử dụng tam thất hàng ngày hay không? Theo PGS.TS Phùng Hòa Bình, tam thất bắc có vị đắng, ngọt và tính hơi ôn. Đối với những người bình thường và sử dụng để chữa u nếu cơ địa hoàn toàn bình thường không quá nóng và không quá lạnh thì có thể dùng tam thất thường xuyên. Đối với những người quá nóng thì có tác dụng bất lợi là nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra phản ứng mẫn cảm gây ngứa, mụn nhọt hoặc dị ứng... trong trường này dùng tam thất tùy theo cơ địa.
Tam thất có nhiều công dụng, rất nhiều người đang sử dụng tam thất như một loại trà giúp tăng cường sức khỏe nhưng cũng có một số trường hợp không nên dùng loại thảo dược này.
Người thuộc thể trạng hàn, thường thấy lạnh, đại tiện lỏng nát, bàn tay bàn chân lạnh… Hoa tam thất tính mát, dùng cho người thể trạng hàn sẽ càng hàn hơn.
Nữ giới đang hành kinh. Trong lúc hành kinh, phụ nữ không nên sử dụng những đồ có tính mát, lạnh. Hơn nữa tam thất lại có tác dụng hoạt huyết hóa ứ có thể khiến kinh nguyệt ra quá nhiều. Trường hợp người phụ nữ vốn có huyết ứ làm kinh nguyệt không điều hòa có thể dùng tam thất để điều hòa kinh nguyệt, tuy nhiên cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Người đang cảm lạnh cũng không nên dùng tam thất vì có thể làm cảm lạnh nặng hơn.
Phụ nữ có thai tuyệt đối không nên tự ý sử dụng tam thất và các loại thảo dược từ tam thất vì tác dụng hoạt huyết có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Tam thất có tính lạnh cũng không nên sử dụng thường xuyên trong thời gian dài bởi tính mát của tam thất khi sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tới vị khí gây ăn uống kém, đầy bụng, châm tiêu… lâu hơn sẽ ảnh hưởng đến dương khí của cơ thể.