bap_cai_3_jssu.jpg
Theo thông tin trên trang web của Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam, bắp cải là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, chữa bệnh và làm đẹp.
Trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như: gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây.
 Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol-33 carbinol.

 

 

 

Theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu; chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch...

 

Còn theo Tây y, cải bắp đã được dùng để chữa nhiều bệnh thông thường như mụn nhọt, sâu bọ đốt, giun, đau dạ dày.

Tác dụng của bắp cải: Bắp cải muối có hiệu quả ngăn ngừa ung thư, do các thành phần: Flavonoids: Có tác dụng ngăn chặn thiệt hại và sự thu hẹp của động mạch. Glucosinolate: Có tác dụng kích thích sự hoạt hóa các enzym chống oxy hóa tự nhiên trong cơ thể.
Ngoài ra, trong bắp cải còn có Isothiocyanate có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt.

Dưa cải bắp có nhiều chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa, thúc đẩy não bộ và sức khỏe tim mạch. 

Chất xơ cũng cung cấp những lợi thế khác như: Giảm nguy cơ đau tim hoặc đột qu; Giảm nguy cơ xơ cứng động mạch; Giảm (LDL) mức cholesterol xấu.
Tuy nhiên, một số người không ăn được dưa bắp cải: người bị đau dạ dày, tiêu chảy...
Lưu ý: Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối và phải nấu chín.