1_omkl.jpg
Khoai tây bị héo: Khoai tây nếu để quá lâu vỏ sẽ bị nhăn và mềm có thể trở nên độc hại cho cơ thể. Ngoài ra, khoai tây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine gây hại.
Khoai tây mọc mầm:Mầm khoai tây chứa nhiều solanine và chaconine, hai loại của chất độc glycoalkaloids có thể gây hại cho hệ thống thần kinh. Lúc chế biến nếu như phát hiện khoai mọc mầm, không chỉ gọt bỏ mầm mà còn phải gọt bỏ cả phần đã chuyển màu xanh trên củ khoai tây.
Khoai tây ngả màu xanh: Khoai tây ngả màu xanh lá cây là những củ bị phơi ra ánh sáng khiến các nồng độ solanine tăng cao. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng những củ khoai tây bị ngả màu xanh bằng cách gọt bỏ phần khoai tây ngả màu và chế biến phần còn lại.
Những trái cây không nên ăn cùng khoai tây Chuối: Bạn sẽ bị nổi những mụn nhỏ hoặc tàn nhang trên mặt nếu kết hợp khoai tây và chuối trong bữa ăn của mình. Và chuối kết hợp với khoai tây sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.
Quả lựu: Khoai tây kết hợp với quả lựu dễ gây ra ngộ độc, khi có dấu hiệu ngộ độc có thể dùng nước rau hẹ để giải độc.
Quả hồng, cà chua, anh đào: Sau khi ăn khoai tây, dạ dày sẽ sản sinh một lượng lớn axit clohidric, nếu như lại tiếp tục ăn 3 loại quả này, axit dạ dày cùng trái cây sẽ tạo ra phản ứng kết tủa, làm cho tiêu hóa và đào thải khó khăn, rất dễ dẫn đến chứng khó tiêu, biếng ăn.
Những điều cần chú ý khi chế biến khoai tây Không ăn vỏ khoai tây: Trong vỏ khoai tây có chứa một độc tố có tên là solanine, nếu như cơ thể hấp thu một lượng lớn chất này sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính.
Không ăn khoai tây đã để lâu:Khoai tây để lâu có chất solanine, nếu như thường xuyên ăn khoai tây có hàm lượng chất solanine cao sẽ dẫn đến trúng độc.
Không ăn khoai tây để đông lạnh:Khoai tây nên bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tuyệt đối không được bảo quản khoai tây đông lạnh, cũng như không ăn khoai tây đã để đông lạnh.
Những người không nên ăn khoai tây Người mắc chứng tỳ vị hư hàn, yếu bụng: Khoai tây có tác dụng nhuận tràng, nên đối với những người tỳ vị yếu không nên ăn nhiều khoai tây vì dễ gây tiêu chảy.
Người dị ứng tia cực tím, da mẩn ngứa, xuất huyết dưới kết mạc: Khoai tây thuộc nhóm thực vật cảm quang, khi tính chất cảm quang đạt tới nồng độ nhất định thì ở những vùng da hở trực tiếp chịu bức xạ của ánh sáng mặt trời dễ bị viêm, có các triệu chứng như ngứa, nóng rát, phù nề, bỏng rát,... Đồng thời cũng có thể kèm theo các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, sốt, buồn nôn, chán ăn.
Người mắc bệnh tiểu đường:Khoai tây là thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, hợp chất carbohydrate có trong khoai tây khi hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng (đường). Người mắc bệnh tiểu đường ăn khoai tây nhiều sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Người dị ứng khoai tây: Khoai tây có thể trở thành chất gây dị ứng, người bị dị ứng khoai tây khi ăn có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu, đau cổ họng, hen suyễn.
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang trong thời kỳ "bầu bí" cũng không nên ăn nhiều khoai tây, dễ dẫn chứng đầy hơi khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng và thai nhi.