Khoai tây. Vỏ khoai tây chứa glycoalkaloids - chất này tích lũy trong cơ thể nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. |
Củ sắn. Củ sắn chứa nhiều acid Cyanhydric - loại chất gây ngộ độc - có nhiều ở vỏ. Vì vậy, khi chế biến sắn cần bỏ vỏ, ngâm trong nước trước khi luộc. |
Cà chua. Vỏ cà chua không thể tiêu hóa được. Vì vậy, trước khi chế biến cần bóc toàn bộ vỏ cà chua. |
Khoai lang. Khoai lang thường xuyên tiếp xúc với đất, lớp biểu bì trực tiếp hút chất dinh dưỡng cũng như một số chất độc hại. Vỏ khoai lang chứa nhiều kẽm nên ăn nhiều sẽ gây rối loạn dạ dày, chức năng gan hoặc gây ngộ độc. |
Củ mã thầy. Củ mã thầy được trồng ở ruộng nước. Do đó, vỏ của nó chứa nhiều chất có hại và phân bón hóa học. Ngoài ra, vỏ củ mã thầy chứa nhiều ký sinh trùng. |
Quả hồng. Trái hồng còn xanh có lượng axit tannic tập trung trong thịt quả. Khi chín, chất này đẩy ra phía vỏ quả. Nếu ăn cả vỏ, axit tannic sẽ phản ứng hóa học với protein trong thực phẩm tạo kết tủa trong dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí táo bón. |