U não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng ở trẻ em và người lớn thường có nhiều loại khác nhau. Căn bệnh này xảy ra phổ biến ở những người trên 50 tuổi. |
Ngoài ra bạn cũng dễ bị u não hơn nếu bạn có hệ miễn dịch yếu, hay khi bạn bị AIDS hoặc bạn đã có cuộc phẫu thuật cấy ghép. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh u não thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng cao hơn. |
Điện thoại di động là nguyên nhân gây ung thư não? Đây là một chủ đề nóng trong những năm gần đây, tuy nhiên nghiên cứu chưa cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa điện thoại di động và khối u não. Các nhà khoa học vẫn đang tiến hành nghiên cứu về nó. Cho đến khi chúng ta biết nhiều hơn, nên sử dụng tai nghe hoặc thiết bị khác có thể giữ điện thoại của bạn ở xa đầu và giảm tiếp xúc với não bộ. |
Làm thế nào để phát hiện bệnh: Bác sĩ thường không làm kiểm tra thường xuyên đối với ung thư não giống như họ làm đối với một số bệnh khác. Bạn thường quan tâm tới nó khi bạn đi đến gặp bác sĩ với các triệu chứng và họ sẽ làm bài kiểm tra. Việc lựa chọn điều trị của bạn phụ thuộc nhiều vào loại, kích cỡ, vị trí của khối u và tuổi tác của bạn hơn khi bạn tìm thấy nó. |
Kiểm tra: Bác sĩ sẽ làm các bài kiềm tra về tầm nhìn, cân bằng và phản xạ để biết được nơi khối u đang trú ngụ. Hoặc bạn cũng có thể cần chụp chiếu đề có cái nhìn chi tiết hơn ở khối u. Có thể là MRI (chụp cộng hưởng từ), CT (chụp cắt lớp vi tính), hoặc quét PET. Và có lẽ bạn sẽ được đề nghị làm sinh thiết nếu được phát hiện có khối u và bác sĩ cần tìm hiểu thêm về nó. |
Mỗi lần điều trị đều có phản ứng phụ, vì vậy nếu bạn có một khối u đang phát triển chậm và không gây ra bất kỳ vấn đề nào, bạn có thể không cần điều trị lúc đầu. Bạn sẽ được kiểm tra thường xuyên để theo dõi khối u và chắc chắn rằng nó không phát triển lớn hơn hoặc bắt đầu gây ra những vấn đề mới. |
Phẫu thuật: Nếu khối u có kích thước nhỏ và bác sĩ có thể tiếp cận khối u thì cách tốt nhất là phẫu thuật cắt bỏ. Não bộ rất nhạy cảm và tập trung nhiều dây thần kinh nên việc phẫu thuật loại bỏ toàn bộ khối u có thể làm tổn thương hộp sọ. Tuy nhiên, việc lấy ra một phần khối u cũng giúp bạn thoát khỏi những triệu chứng nhất định. |
Hoá trị: Sử dụng các loại thuốc mạnh để giết tế bào ung thư, hoặc ít nhất là làm chậm sự phát triển của chúng. Bạn có thể uống thuốc, tiêm hoặc có thể đưa trực tiếp vào mạch máu qua đường truyền. Với một số loại ung thư não, bệnh nhân được cấy viên nhện (wafer) có chứa thuốc để theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng. Điều trị kháng sinh nếu có nhiễm trùng sau khi phẫu thuật, loại wafer này dần dần tan ra và giết chết bất kỳ tế bào ung thư nào còn lại. |
Xạ trị: Bức xạ sử dụng các chùm năng lượng cao từ tia X hoặc các nguồn khác để diệt khối u. Đôi khi, nó được sử dụng cùng với hóa trị để giúp tiêu diệt nhiều tế bào ung thư hoặc để bảo vệ não của bạn. Các loại xạ trị mới hơn, như liệu pháp proton và tia xạ tập trung, nhằm tiêu diệt khối u để chúng không làm tổn thương các bộ phận khác của não. |
Liệu pháp mục tiêu; Tế bào ung thư hoạt động khác với tế bào bình thường. Các bác sĩ đôi khi có thể tận dụng những khác biệt này với liệu pháp nhắm mục tiêu, sử dụng thuốc để ngăn chặn những thứ tế bào ung thư cần để tồn tại. Nó giết chết căn bệnh ung thư nhưng để lại các tế bào bình thường. Ví dụ, một loại thuốc có mục đích ngăn chặn mạch máu để ung thư phát triển. |
Sau khi điều trị: Bạn nên gặp bác sĩ của mình kiểm tra thường để đảm bảo rằng ung thư không trở lại. Và vì não của bạn ảnh hưởng đến tất cả hoạt động, bạn có thể cần được giúp đỡ trong công việc hàng ngày, ngay cả khi điều trị của bạn có hiệu quả. |