1_ladl.jpg
Liên tục thấy đói: Đường trong máu cao ngăn đường glucose đi vào các tế bào. Kết quả là cơ thể không nhận được năng lượng và bạn liên tục bị đói, kéo theo đó sẽ ăn nhiều hơn (Ảnh:  mollicart/depositphotos ©Zhyk1988/depositphotos).
Thường xuyên mệt mỏi: Mức đường trong máu cao làm cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả, các tế bào cơ thể không nhận được chất dinh dưỡng cần thiết. Tất cả điều này dẫn đến thực tế là một người thường cảm thấy mệt mỏi không có lý do (Ảnh: piotr_marcinski/depositphotos).
Đi tiểu thường xuyên: Nếu lượng đường trong máu quá cao, thận sẽ không thể hoạt động bình thường. Do đó, cơ thể cố gắng làm cân bằng nồng độ glucose trong máu và trong tế bào. Điều này dẫn đến tiểu tiện thường xuyên (Ảnh: © Viviamo/depositphotos © CorDesign/depositphotos).
Khô miệng và khát nước: Miệng khô và khát nước là dấu hiệu đòi hỏi đáp ứng với sự thiếu hụt chất lỏng trầm trọng. Tất nhiên, bạn nên chọn nước lọc hoặc trà không có đường (Ảnh: Wavebreakmedia/depositphotos ©chones/depositphotos).
Giảm cân: Lượng đường trong máu cao làm bạn có thể giảm cân trong một khoảng thời gian ngắn, ngay cả khi ăn thường xuyên và ăn nhiều calo. Có một vài nguyên nhân: Mất nước do đi tiểu thường xuyên dẫn đến lượng nước trong cơ thể thấp và nó làm bạn giảm cân. Nguyên nhân khác có thể là mức insulin không đủ để chuyển hóa glucose, cơ thể sẽ chuyển sang đốt chất béo (Ảnh: saje/depositphotos).
Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường niệu (UTIs) và nhiễm nấm men có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, chúng thường gặp ở phụ nữ có lượng đường trong máu cao. Một lượng lớn đường tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sinh sản của nấm men và vi khuẩn (Ảnh: pixdesign123/depositphotos).
Khó tập trung: Mức đường cao ngăn đường glucose xâm nhập vào tế bào não, do đó não gặp khó khăn trong việc lấy năng lượng. Điều này ảnh hưởng bất lợi đến tốc độ suy nghĩ và đưa ra quyết định.
Mắt mờ:Mắt mờ cũng là dấu hiệu lượng đường trong máu cao, nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào của mắt. Do đó, mắt mất khả năng tập trung và mờ mắt (Ảnh: Bigandt/depositphotos).
Khó lành vết thương:Điều này xảy ra do tổn thương mạch máu do đường huyết cao, dẫn đến khó lưu thông máu, đặc biệt là ở chân và tay(Ảnh: belchonock/depositphotos).
Rối loại cương dương:Điều này có thể xảy ra khi lượng đường trong máu cao. Cương dương đòi hỏi dây thần kinh khỏe mạnh, dòng máu chảy tốt và sự cân bằng hormon. Tuy nhiên, một lượng đường dư thừa trong máu có thể ảnh hưởng xấu việc này (Ảnh: nd3000/depositphotos).
Cáu gắt: Theo một nghiên cứu, những người có đường huyết cao có xu hướng lo lắng, bực bội và suy nhược . Bộ não phụ thuộc vào lượng cung glucose và sự nhảy vọt của mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến công việc của nó. Kết quả là, tâm trạng của bạn bất ngờ trở nên xấu hơn.