Trước tình hình đó, một nhóm các nhà khoa học nước này đang phát triển một hệ thống giúp dự báo thời gian bùng phát cũng như mức độ nghiêm trọng của dịch cúm. Đây được tin là một trong những phương pháp sẽ giúp ích cho việc phòng cúm được tốt hơn trong tương lai.

Hệ thống dự báo này do một nhóm các nhà nghiên cứu làm việc tại Trường Đại học cho rằng, hệ thống này sẽ giúp chúng ta đối phó với ở New York phát triển.

Hệ thống này tương thích với các kỹ thuật được sử dụng trong hoạt động dự báo thời tiết hiện đại và có khả năng tổng hợp các thông tin về tốc độ lan truyền của virus cúm được đăng tải từ các trang web trên mạng Internet.

Tiến sĩ Jeffrey Shaman làm việc tại Khoa Khoa học Sức khỏe Môi trường thuộc trường Đại học Columbia cho rằng, hệ thống này sẽ giúp chúng ta đối phó với việc lây lan của dịch cúm hiệu quả hơn.

Nói về tính chính xác của hệ thống, ông cho biết: “Ý tưởng của chúng tôi là có thể dự đoán thời điểm dịch cúm bùng phát. Chúng tôi có thể dự đoán tổng số trường hợp, có lẽ chúng tôi cũng có thể dự đoán số lượng người nhiễm cúm trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Đó là những thông tin chúng tôi có khả năng cung cấp”.

Theo đó, Tiến sĩ Shaman cùng với Tiến sĩ Alicia Karspeck, làm việc tại Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Khí quyển, đã khảo sát các số liệu trên mạng Internet về các bệnh liên quan tới cúm từ các mùa cúm năm 2003-2008 ở thành phố New York tới các bản tin dự báo cúm hàng tuần.

Họ phát hiện ra rằng hệ thống dự báo dịch cúm là chính xác và thông tin dự báo đó được đưa ra hơn 7 tuần lễ trước khi đại dịch cúm bùng phát. Theo ông Shaman, những dự báo về dịch cúm sẽ hữu ích cho người dân. Ông nói: “Nếu bạn nghe nói rằng, 80% hôm nay trời sẽ mưa thì khả năng bạn sẽ mang theo ô. Nếu bạn nghe nói đến thông tin rằng, dịch cúm đang đến, bạn sẽ có sự chuẩn bị: như đi tiêm chúng hay có các biện pháp ngăn chặn khác. Như vậy, tôi nghĩ thông tin này có lợi và mọi người có quyền được biết”.

Ông Shaman cho biết có ba yếu tố chính giúp việc dự báo được chính xác. Thứ nhất, các phương pháp tính toán về tốc độ lây lan cúm. Thứ hai, việc theo dõi diễn biến cúm trong thời gian thực. Có nghĩa là tất cả những thông tin về cúm ở từng địa phương đều được hệ thống ghi nhận. Yếu tố cuối cùng là các nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp đồng hóa dữ liệu để kết hợp hai yếu tố trên với nhau, tạo nên hệ thống dự báo đại dịch cúm.

Mặc dù lạc quan đối với các kết quả dự báo của hệ thống nhưng Tiến sĩ Shaman cho rằng, sớm nhất là 5 năm nữa hệ thống dự báo đại dịch cúm này mới được sử dụng rộng rãi./.